Thư viện

19/10/17

Từ Vị - Bày Kế Bắt Từ Hải






TỪ VỊ, DÂNG KẾ GIẾT TỪ HẢI

Trang Y Hạ

Nhân ngày 26.10 kể chuyện xưa.
Từ Vị  (chữ Hán: 徐渭, 1521 – 1593). Người huyện Sơn Lâm, Triết Giang. Lúc mới lên sáu tuổi là một "Thần Đồng". Từ Vị biết làm thơ lúc chín tuổi. Mười tuổi biết viết văn. Thơ văn của ông nổi tiếng cả một huyện, rồi tới tỉnh. Ông giỏi cả bốn môn: “Thi, Văn, Thư, Họa”.

Một người có đa tài nhưng suốt đời gặp nhiều bất hạnh. Năm hai mươi tuổi ông đi thi Hương, mong kiếm một mảnh bằng để thi thố với đời. Ông đi thi tới tám lần, tổng cộng hai mươi mốt năm mà không kiếm nổi một cái bằng cử nhân! Ông có tài về quân sự nên được Tổng Đốc Hồ Tông Hiến mời về làm Mạc Liêu. Khi Hồ Tông Hiến bị bắt lần thứ nhất vì phạm tội, nhưng sau đó được tha. Hồ Tông Hiến lại bị bắt lần thứ hai và tự tử trong ngục. Từ Vị vì sợ liên lụy nên bỏ nhà đi trốn và tự sát nhiều lần nhưng không chết. Ông hóa dại, nói năng lảm nhảm, và trong cơn quẫn bách Từ Vị giết người vợ kế là bà Trương Thị vì lý do không chung thủy (chẳng có ai chứng thực chuyện không chung thủy). Từ Vị bị đi tù một thời gian, rồi được tha.

Từ Vị được người bạn giới thiều về kinh sư làm Mạc Liêu cho một viên quan Trương Văn Cung, nhưng vì ông xưa nay vốn sống phóng túng quen thói nên không phù hợp ở nơi lễ nghi quan cách trong nhà Văn Cung. Từ đó, ông uẩn ức mà sinh bệnh nặng, được con trai đón về quê nhà.

Cuối đời Từ Vị sống trong cảnh bần cùng túng thiếu đủ mọi thứ. Từ Vị vốn thích sách, ông lưu trữ hàng nghìn cuốn sách đủ loại trong nhà, nhưng sau đó vì cuộc sống Từ Vị đem sách ra chợ bán hết. Ông chết để lại cho đời tác phẩm "Tự Tác Ky Phổ" gồm hai cuốn (Thượng và Hạ. Nội dung cuốn sách như một cuốn hồi ký.

Người xưa nói: "Thư sinh dù nghèo mạt tới đâu cũng không bán sách". Từ Vị bán hết sách, chắc Từ Vị nghĩ rằng mình đã già.

Từ Vị có tài quân sự, nhiều mưu, lắm kế... Ông đã từng ở trong quân ngũ và góp sức chống giặc Uy Khấu. Ông rành địa hình, địa thế, trận mạc... Ông đã đưa ra kế dụ hàng Vương Trực, dụ hàng và bắt Từ Hải. Kế mưu bắt Từ Hải của ông rất thâm độc. Từ Vị biết quân triều đình rất ô hợp, nhát gan ra quân giáp trận mấy lần với quân Từ Hải đều bị quân Từ Hải bắt giết, số còn lại quỳ gối xin tha mạng, những trận thua đó đều do Hồ Tôn Hiến cầm quân. (Trận địa là vùng Chiết Giang). Kế của Từ Vị là cài người móc nối với tên tướng giặc thuộc hàng đàn anh Từ Hải là Uông Trực. Uông Trực dù là đàn anh nhưng không thực quyền, không quân số trong tay đành ẩn thân dưới trướng Từ Hải. Do đó trong lòng Uông Trực cũng không mấy phục và ấm ức... Uông Trực sau khi nhận quà cáp liền cho người con nuôi của mình tới giúp Từ Vị và Hồ Tông Hiến khuyên Từ Hải ra hàng. Từ Vị còn biết Từ Hải có người thiếp Thúy Kiều rất đẹp người lại có tài thơ ca, có lòng nhân hậu, nhưng bị cảnh ngộ phải lưu lạc nhiều năm mà chưa có dịp để trở quê hương cố tổ... Từ Vị đề nghị Hồ Tông Hiến đem lễ vật tặng cho người Thiếp của Từ Hải để nàng (Thúy Kiều) khuyên chồng bãi binh nhằm chấm dứt can qua và trở về với triều đình để khỏi mang tiếng làm giặc. Kế ly gián của Từ Vị đã thành công. Từ Hải chết, kéo theo thêm hai tướng tâm phúc là Trần Đăng, Ma Diệp cùng chết theo. 

"Bó thân về với triều đình,
Hàng thần lơ láo phận mình ra chi". (Kiều).

Không phải Từ Hải không biết việc đầu hàng là chuyện chẳng tốt lành gì. Ông thừa hiểu quan lại tướng tá triều đình thối nát, quân sĩ ốm yếu, sợ chết. Do đó mà Từ Hải khinh thường, có thể ông nghĩ "đầu hàng" mà đối đãi không trọng hậu, tử tế thì ra đi nào ai dám cản nổi. Ông quá coi thường Hồ Tông Hiến, không để tâm tới người tham mưu Từ Vị, đau hơn nữa là kẻ đâm sau lưng ông chính là chiến hữu của ông chính là Uông Trực. (Đúng là giòi trong ruột giòi ra, thời nào cũng có). Từ Hải mắc mưu chết thảm. Người đời sau trách Từ Hải nghe lời (Thúy Kiều) mà đầu hàng. Tuy nhiên lịch sử không hề đề cập chuyện riêng tư đó. Cảm thương cái chết của Từ Hải mà thi hào Nguyễn Du cho Từ Hải chết đứng.

 “Trơ như đá, vững như đồng,
Ai lay chẳng chuyển, ai rung chẳng dời”.

Hầu hết chính sử nhà Minh viết rất sơ sài về Từ Hải, không ghi rõ Từ Hải “nhảy xuống sông tự tử hay bị tên bắn”.

Uông Trực tên tướng giặc (vốn không có tài) là đàn anh Từ Hải nhận lời giúp khuyên Từ Hải ra hàng cũng bị Hồ Tông Hiến giết luôn. Hồ Tông Hiến giết Uông Trực là nhắm bịt đầu mối và cướp công của Uông Trực. Vậy mới biết, kẻ phản bội lại chủ của mình thì khi xong việc phản bội, người chủ mới cho là kẻ ăn ở hai lòng tất nhiên sẽ không dám trọng dụng đành phải giết, có thể đó là quy luật bất thành văn.

Nhìn lại thời chính thể miền Nam, bọn tướng tá phản bội, nhận tiền Mỹ giết chết tổng thống Ngô Đình Diệm và dòng họ của Cụ Diệm. Giết chết Cụ Diệm là giết chết nền Đệ Nhứt Cộng Hòa và có thể nói miền Nam đã chết theo Cụ Diệm từ ngày tang thương đó. Công trạng của Cụ Diệm còn nguyên đó. Năm một ngàn chín trăm năm mươi bảy (1957). Tổng thống Ngô Đình Diệm ban hành “Luật Di Trú” đồng thời cấp “THẺ CĂN CƯỚC” cho người dân đi lại hợp pháp và tự do chọn nơi sinh sống. Cái chết của cụ Diệm làm bàng hoàng cả thế giới. Tổng thống Hoa Kỳ Johnson phải thốt lên rằng:

"Chúng là bọn ác ôn côn đồ đáng nguyền rủa".

Ngoài ra còn có: đám lợi dụng tôn giáo - đám trí thức - đám sinh viên - đám báo chí - đám thành phần thứ ba... - phá nát quê hương hương đất nước miền Nam. Ngày 30.4.1975. Bọn chúng tranh nhau bỏ chạy trước trong khi binh lính còn đang chiến đấu. Sống đời tỵ nạn vẫn không an phận, một số viết "hồi ký" kể công... Một số tới khi sắp chết mới xin vô đạo Công Giáo để được tha tội. "Hùm chết để da, người ta chết để tiếng". Tội lỗi đối với lịch sử ngàn đời vẫn bị thiên hạ nguyền rủa.).

Từ Hải là nhân vật có thật trong lịch sử Trung Quốc chứ không phải là hư cấu. Từ Hải xuất thân là dân chài lưới, giống như dòng họ nhà Trần (Đại Việt) cũng xuất thân là dân chài... Từ Hải sinh ra và lớn lên ở vùng ven bờ biển Trung Quốc, Chiết Giang. Từ Hải vốn người cao to, giỏi võ nghệ, có mưu lược... Thời Gia Tĩnh cuối nhà Minh, xã hội loạn lạc, quan quyền ô hợp chèn ép dân chúng... Từ Hải nhận thấy triều đình thối nát, ông đứng ra chiêu mộ dân chài chiếm một vùng căn cứ địa chống lại triều đình. Một số địa danh nơi Từ Hải chiếm làm căn cứ địa ngày nay vẫn còn trong [maps.google.com] như: Thượng Hải [Shanghai]. Gia Hưng Châu [Jiaxing]. Trấn Sa Phố [Zhapu]. Sông Tiền Đường [Quiantangjiang].

Người Trung Quốc từ cổ chí kim họ luôn tàn sát lẫn nhau tới nỗi văn sĩ Lỗ Tấn phải nói "Lịch sử Trung Hoa là lịch sử ăn thịt người". Do đó người Tàu họ có nhiều mưu sâu, hiểm độc từ quan trường cho tới binh thư chiến lược, như: "Quân sự, kinh tế, chính trị, tình báo, địa lý...". Những mưu chước thâm độc mà địch thủ không thể nào hay biết để phòng ngự hay chiến đấu. Địch thủ có đầu hàng họ cũng giết chết như - Tướng Bạch Khởi nhà Tần giết bảy mươi vạn hàng quân của hai nước Hàn & Triệu. Vậy mà, về sau – dù có công rất to lớn - Bạch Khởi cũng bị vua Tần ban gươm tự sát giống y chang tướng Văn Chủng bị Việt Vương Câu Tiễn nước Việt ban gươm tự sát sau khi giết Ngô Phú Sai lấy lai đất nước. Người Trung Hoa có câu:

- "Đánh thua là hạ sách. Đánh thắng là Trung sách. Không đánh mà thắng là thượng sách".

Từ Vị - một thần đồng văn chương thi phú lẫn tài quân sự đã bày lắm mưu mẹo để giết người hầu phục vụ cho kẻ khác để tìm kiếm địa vị, danh tiếng. Phải chăng Từ Vị lo chú tâm về văn thơ thì số phận của ông sẽ khác hơn. Và chắc hẳn sẽ lưu lại cho hậu thế nhiều tác phẩm thơ văn có giá trị. Từ Vị về cuối đời, ông phải nhận cái kết quả do chính mình gây ra... - Gia đình tan nát, sống trong cảnh bần hàn, bịnh tật, bất an và bạn bè xa lánh!

Vậy mới hay:
Nghiệp chướng đã gây đành phải trả
Kiến bò miệng chén biết về đâu.

Trang Y Hạ
San Francisco.




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét