Thư viện

17/2/20

Thơ: Đặng Dung





Thơ: Đặng Dung

     Danh Tướng Đặng Dung sinh ở Nghệ An, không biết năm sinh của ông, chỉ biết ông mất vào khoảng năm 1413 hay 1414... Thuở bé, Đặng Dung theo cha mẹ vào vùng đất thuộc quận Thăng Bình (Quảng Nam) lập nghiệp… Đất nước ngửa nghiêng, ông bàn tính với các ông: Nguyễn Súy, Nguyễn Cảnh Dị… Cả ba đồng ý rước người thuộc dòng dõi nhà Hậu Trần là Trần Quý Khoách trở về quê cũ, Nghệ An - lập lên làm vua lấy niên hiệu Trùng Quang, chiêu binh mãi mã đánh giặc Minh. Thất bại, ông và vua Trùng Quang bị giặc Minh bắt giải về Tàu, đi được nửa đường ông nhảy xuống sông tự tử. Ngoài tấm lòng yêu nước, ông còn để lại một số ít bài thơ, trong đó có bài thơ “Thuật Hoài” ! Bài thơ được nhiều người dịch qua tiếng Việt với nhiều cách dịch khác nhau, nhưng tựu trung là phổ biến ý nghĩa bài thơ nổi danh cho hậu thế…!

Cảm Hoài (Thuật Hoài)



Thế sự du du nại lão hà,

Vô cùng thiên địa nhập hàm ca.

Thời lai đồ điếu thành công dị,

Vận khứ anh hùng ẩm hận đa.

Trí chủ hữu hoài phù địa trục.

Tẩy binh vô lộ vãn thiên hà.

Quốc thù vị báo đầu tiên bạch,
 Kỷ độ Long Tuyền đới nguyệt ma.

Trang Y Hạ - Chuyển ý qua – thơ: Lục bát

Cảm Hoài

Việc đời rộng lớn thân già,
Mênh mông trời đất lời ca, rượu nồng.

Được thời bần tiện thành công,
Anh hùng vận lỡ còn trông mong gì.

Dốc lòng cứu khốn, phò nguy,
Nước trời rửa giáp biết đi đâu tìm.

Bạc đầu quốc hận lặng im,
Mài gươm dưới mảnh trăng liềm bấy nay.

Trang Y Hạ

Người Việt (Giao Chỉ) ngày xưa.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét