NỖI LÒNG
Người công chính làm thinh, kẻ xấu mới lớn
tiếng.
Thơ: Phạm Minh Tuấn
Thẹn với lòng, thẹn với non
sông!
Bao năm ăn học cũng bằng không
Quê hương rền mõ, kèn loa dậy
Ngồi mạn đàm bên chén rượu nồng...
Thẹn với lòng, thẹn với tiền
nhân!
Anh hùng bàn phím kém quần hồng
Một dãy quan san bên bờ vực
Ngàn năm còn tội với Tổ
tông…
LỜI GIÓ MƯA
Trang Y Hạ
Tôi đặt tên cho bài thơ của
Minh Tuấn là “Nỗi Lòng”. Tôi thích bài thơ, bài thơ mà từng câu thơ tựa như những
mũi tên xoáy vô thân thể, phải có một niềm tin, niềm yêu quê hương đất nước đã
có sẵn trong huyết quản từ thuở còn nằm nôi, được nuôi nấng cho tới ngày trưởng
thành, từng câu thơ có thể xem như là một lời “hịch” đối với tác giả, và cũng
là lời hịch đối với tôi, nhắc nhở tôi phải sống thật lòng với quê hương với đất
nước, dù gì thì tôi cũng là một người đã từng khoắc áo chinh y…!
Thẹn với lòng, thẹn với non
sông!
Tác giả không cần phải đắn
đo, suy nghĩ. Tác giả nói thẳng lòng mình qua thơ, chỉ cần bảy chữ (7) đã cho
người đọc cảm nhận hết tư tưởng trong bài thơ mà tác giả đã trình bày. Đấng nam
nhi một khi đã nghĩ tới chữ “THẸN” tức là nghĩ rằng mình thiếu trách nhiệm,
nghĩ mình bất lực, hay còn gọi là “lực bất tòng tâm”, tệ hơn nữa là cảm thấy
danh dự bị coi thường.
Bao năm ăn học cũng bằng
không
Tại sao vậy? Thiết nghĩ chỉ
cần một cái nhìn tổng quát cũng đã hiểu về nguyên đề… Nội tại chao đảo giữa
sáng và tối, giữa đen và trắng, giữa tình thương và oán hận…
Quê hương rền mõ, kèn loa dậy
Mỗi sáng sớm, mỗi hoàng hôn,
khung trời thanh bình yên ắng trỗi lên từng giai điệu, không phải từ: - tiếng
gió, tiếng mưa, tiếng lá rơi, tiếng chim ca, tiếng ve sầu, tiếng gà gáy kêu
ngày… Thay vào đó là những tiếng thét gọi hồn, tiếng la hù dọa, nghe quen tai mỗi
ngày dẫn tới tâm hồn hóa đá, còn thân thể thì rã rời…
Ngồi mạn đàm bên chén rượu nồng…
Rượu chẳng khác gì chất cường
toan, biết là chất cường toan, vậy mà từ cổ tới kim các đấng mày râu từ dân dã
cho tới vua quan tướng sĩ đều lấy rượu làm - niềm vui và cũng lấy rượu để giải
cơn sầu… Hoặc mượn rượu để trốn cuộc đời. Tôi và tác giả Minh Tuấn cũng không
ngoài lệ đó. Có điều uống rượu như thế nào để thành người lớn, uống rượu thế
nào để trở thành tráng sĩ mới là đáng nói. “Túy ngoại sa trường quân mạc tiếu”.
Uống cách nào để khỏi:
Thẹn với lòng, thẹn với tiền
nhân!
Anh hùng bàn phím kém quần hồng
Một mình ngồi uống rượu say,
không biết tỏ nỗi lòng với ai. Đành mượn bàn phím tâm sự, cảm thấy kém xa phận
nữ nhi.
Ngày nay, nữ nhi đã mạnh dạn
trực diện với những bất công hiện hữu mỗi ngày; nữ nhi chửi thẳng vô các vấn đề
bất công của xã hội. Phận quần hồng đó là: Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Công Chúa
Huyền Trân, Cô Giang, Cô Bắc… Và lớp nữ nhi hiện nay tiếp tục truyền thống yêu
nước.
Còn các đấng nam nhi “Vai
năm tấc rộng, Lưng mười thước cao” thì sao? Hầu như không quan tâm tới chính trị
xã hội. Sống “ẩn dật” theo kiểu Nho Gia. Uống rượu, ca hát, làm thơ ướt át, làm
thơ tán gái, làm thơ than thân trách phận… để chờ thời. Người Tàu phân ra ba loại
ẩn dật: Loại một: - Ẩn dật nơi chốn triều trung. Loại hai: - Ẩn dật giữa chợ.
Loại ba: - Ẩn dật nơi thâm sơn cùng cốc. Cả ba loại người đó đều “Tịnh Khẩu” chờ
thiên hạ thới bình rồi mới nhảy ra làm quan.
- Cả ba loại ẩn đó đều hèn hạ cả ba
Một dãy quan san bên bờ vực
Ngàn năm còn tội với Tổ
tông…
Hai câu thơ cuối là một một
lời nhắc nhở, cũng là lời ăn năn dù chưa phải là có tội.
Đọc thơ Minh Tuấn, tôi cảm
thấy thẹn như tác giả, thẹn hơn nữa… Bởi vì tôi là một kẻ “thất bại”. Dù phải
mang quốc tịch khác, làm công dân của một
quốc gia khác, nhưng trong thân tôi - dòng máu Việt vẫn là dòng máu Việt… Thời
của chúng tôi đã trôi qua; đã trở thành quá khứ; người xưa nói “quá khứ định
hình cho tương lai”. Quá khứ không phải là đồ phế thải.
Trong "The Of
Reason" của Triết gia Tây Ban Nha (George Santanaya) cuối thế kỷ 19, có
nói: - Những kẻ nào không nhớ đến những chuyện xảy ra trong quá khứ thì thế nào
cũng bị rơi vào hoàn cảnh tái diễn lịch sử".
Tôi vô cùng ngưỡng mộ lớp trẻ
- nhứt là nữ nhi - đứng trước những bất công của xã hội, hoặc tiền đồ dân tộc bị
uy hiếp, bị lăng nhục đã dám nói ra chính kiến của mình… - dù biết rằng lòng
yêu nước một khi nói ra sẽ bị trù dập… Mượn lời người xưa tạm dừng Lời Gió Mưa:
“Bại binh chi tướng bất khả
ngôn dũng
Vong quốc chi đại phu bất khả ngôn trí”
(Tướng bại trận không nên
nói mạnh
Quan để
mất nước không nên nói khôn)
Người công chính làm thinh,
kẻ xấu mới lớn tiếng.
Trang Y Hạ
Lịch Sử Không Chữ “Nếu”.
Nếu Tổng thống Harry Truman
nghe lời Tướng George Patton sử dụng quân Đức để đánh tan Liên bang Xô Viết,
thì Mao Trạch Đông làm gì có khí giới của Nga để đánh bại quân của Tướng Tưởng Giới Thạch?
Nếu Tổng thống Harry Truman
nghe lời Tướng Douglas McArthur dùng bom nguyên tử chiến thuật tiêu diệt những
Lộ quân của Mao Trạch Đông, thì Hoa Kỳ đâu phải bị sa lầy trong kiểu chiến
tranh nhân dân?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét