Thư viện

18/10/20

BINDEN & ĐỒNG MINH VNCH

 

Add caption

LỜI GIÓ MƯA
 
Trang Y Hạ
 
Tôi, đi thăm thành phố Palm Spring – nơi ông tổng thống Ford chơi golf năm 1975.
 
Từ lâu tôi đã ao ước đi thăm thành phố nổi tiếng từ đầu thế kỷ hai mươi - đó là thành phố Palm Spring. Sở dĩ tôi ao ước tới thăm thành phố nầy, là có một nguyên do lịch sử. Tổng thống Hoa Kỳ Ford chơi gôn “golf” ở Palm Spring trong lúc tình hình chiến sự của quân dân Miền Nam Việt Nam đang ở trong cảnh dầu sôi lửa bỏng, và sinh mệnh nghìn cân treo sợi tóc…!
 
Tôi giới thiệu tóm tắt về Palm Spring.
 
Thành phố Palm Spring thuộc quận Riverside, nằm trong thung lũng Coachella Valley, bang California. Người ta gọi Palm Spring là thành phố sa mạc. Tuy nhiên, Palm Spring không phải thành phố sa mạc khô cằn nắng cháy như các vùng sa mạc khác, mà trái lại Palm Spring là một địa danh nghỉ mát lý tưởng của giới thượng lưu lắm tiền nhiều của ở Hoa Kỳ. Người giàu có các nơi trên thế giới cũng đổ xô tới thưởng ngoạn… Nhiệt độ trung bình ở Palm Spring, từ: 22 tới 27 độ C. Giới thượng lưu tài tử tới Palm Spring: nghỉ ngơi, cởi ngựa, leo núi San Jacinto, đi cáp treo lên đỉnh núi Mountain Station để phóng tầm mắt qua vùng sa mạc mênh mông mang vẻ đẹp hùng vĩ của dãy núi San Jacinto đồ sộ che chắn cho phía đông thành phố. Mùa hè ở Palm Spring nắng vàng với nhiều loại chim… Mùa thu mát mẻ... Mùa đông tuyết phủ dày... Mùa xuân cảnh vật thơ mộng... Palm Spring có đủ bốn mùa, mùa nào cũng tươi đẹp và hấp dẫn… Đại lộ chính, đại lộ - Palm Canyon Drive và LaQuinta Resort với các Club. Palm Spring có 5.000 hồ tắm, 90 chục sân golf và có khá nhiều sân quần vợt. Sân golf ở Palm Spring nổi tiếng thế giới, 27 lỗ.
 
Palm Springs có nhiều chỗ mua sắm với nhiều nhãn hiệu nổi tiếng: Adidas, Calvin Klein, Coach, Saks Fifth Avenue, Eddie Bauer, Gap, Barneys New York, Lacoste, Purma, Nike… Ngoài ra Palm Spring cũng có máy đánh bạc “Casino”.
 
Palm Spring cũng là nơi chính phủ Mỹ tổ chức các cuộc họp, đồng thời tiếp đón nhiều nguyên thủ quốc gia trên thế giới về hội nghị.
 
***
Từ quận Elmante, Los - đi tới thành phố Palm Spring khoảng hơn 2 giờ xe. Tôi và các cháu đi thăm Palm Spring, buổi sáng ra đi trời mưa - mưa càng lúc càng lớn… Tới nơi, trời vẫn cứ mưa… mưa suốt ngày hôm đó! Chúng tôi đi dạo quanh thành phố, ghé vài nơi… - giống như người ta cưỡi ngựa xem hoa, rồi trở về. Trên đường trở về, tôi nhìn qua kính xe mà suy nghĩ: Không biết ông tổng thống Ford, ổng chơi ở cái sân golf nào. Trong lúc chơi golf ổng có nghĩ về Miền Nam Việt Nam đang trong cơn hấp hối không…? Ông đã thấy rõ sự bất công của Hoa Kỳ đối với VNCH kia mà… ?!”.
 
Ôi, những giọt nước mưa – vô tình hay cố ý – rơi đậm trong ngày tôi tới thăm thành phố Palm Spring. Giọt nước mưa hay là những giọt nước mắt của dân, quân Miền Nam Việt Nam chảy theo dấu chân ngày tôi tới thăm thành phố!?
 
Nửa thế kỷ trôi qua - cơn đau lịch sử tựa như kẹo cao su – Nhai, chứ không được nuốt, nhả ra thì dính…!
 
Trang Y Hạ
 
“Chúng ta đã dính tay vào vụ giết ông Diệm. Và giờ đây bàn tay ấy đang hiện lên trước mắt chúng ta”. (Lyndon Johnson - trang 30)
  •  
BINDEN & ĐỒNG MINH VNCH


 
(Gần đây trên mạng có nhiều bàn luận về lập trường chống đối của Nghị sĩ Joe Biden đối với người Việt Tỵ Nạn. Một số đã đặt vấn đề là phải có bằng chứng! Chúng tôi xin ghi lại vài sự kiện trong cuốn ‘Khi Đồng Minh Tháo Chạy’ để mở rộng việc tham khảo.).
 
Lúc ấy chưa có CNN, nên tin tức chỉ do ba kênh ABC, NBC, CBS phát sóng mỗi buổi chiều. Vào cuối tháng Ba đầu tháng Tư năm 1975, hình ảnh gây xúc động nhiều nhất là về hai tình huống đối nghịch: một là về chiến trường Miền Nam, và hai là cảnh Tổng thống Ford chơi gôn ở Palm Spring.
 
Đà Nẵng thất thủ rồi mà ông và Ngoại trưởng Kissinger cứ tỉnh bơ. Cuối tuần, ông còn định cùng với phu nhân tới dự tiệc với ca sĩ nổi danh Frank Sinatra do Kissinger mời. Nhân viên trong đoàn tùy tùng phải cản lại vì ông đang bị báo chí chỉ trích là chỉ vui chơi trong khuôn viên các nhà triệu phú đang khi Việt Nam bốc cháy.
 
Thế nhưng chỉ mấy ngày sau, đã có sự thay đổi rõ rệt về thái độ của ông Tổng Thống: ông ra phi trường San Francisco đón tiếp đám trẻ em mồ côi vừa được chở tới từ Tân Sơn Nhất. Và từ lúc đó, ông quyết định cứu một số người Việt tỵ nạn và xin thêm quân viện cho Miền Nam. Ông làm như vậy dù các cố vấn đã khuyên ông là cứ lờ đi cho xong. Chính ông viết lại rằng Kissinger cũng đã soạn sẵn cho ông một bài diễn văn vào loại ‘cháy nhà bình chân như vại’ (go down with the flag flying) để đọc tại Quốc Hội, nhưng ông đã không chấp nhận.
Yếu tố nào đã đưa tới sự thay đổi quan trọng ấy

 Không còn nghi ngờ gì nữa về lý do chính là vì ông đã được đọc vài lá thư mật của Tổng thống Nixon gửi Tổng thống Thiệu do Tướng Weyand chuyển đạt. Weyand đã dùng mưu lược: ông đến gặp Tổng thống năm phút trước khi Kissinger tới họp vào sáng ngày năm Tháng Tư. Ông Von Marbod kể lại cho chúng tôi là đọc xong thư, Tổng thống Ford đã hết sức xúc động vì thấy sự bất công quá rõ ràng của Hoa kỳ đối với VNCH.
 
Von Marbod là Đệ nhất Phó Phụ tá Tổng trưởng Quốc phòng, cùng đi với Tướng Weyand sang Việt Nam. Ông cũng là người đã giúp chúng tôi trong việc bí mật chuyển đạt hai lá thư cho Tổng thống Ford sau khi thuyết phục được sự đồng ý của Tổng thống Thiệu. Marbod đã có mặt khi Weyand đưa thư. Sau này khi phỏng vấn chính Tổng thống Ford thì chúng tôi lại càng thấy rõ hơn về việc này. Khi đưa cho ông xem lại tài liệu, ông vẫn còn bùi ngùi. Ông ký tặng chúng tôi cuốn Hồi ký ‘A Time to Heal’ (Thời gian để hàn gắn) với mấy chữ: To Greg Hung, with warmest best wishes – Gerald R. Ford (Gregory là tên Thánh của chúng tôi).
  • Về nhà mở ra đọc, chúng tôi mới biết rằng đúng ngày Tổng thống Thiệu chỉ thị cho chúng tôi đi Washington để sắp xếp thì Ủy Ban Ngoại Giao Thượng Viện đã tự động yêu cầu và đến Tòa Bạch Cung gặp Tổng thống để bầy tỏ về lập trường dứt khoát chấm dứt viện trợ. Họ còn tiến xa hơn nữa là đã bác bỏ cả vấn đề di tản một số người Việt. Một điều hơi lạ với chúng tôi khi đọc cuốn sách là thấy trong Ủy Ban này, có một nghị sĩ chưa bao giờ chúng tôi nghe đến tên. Các vị khác như Frank Church, Jacob Javits, Clifford Case thì đã quá quen thuộc.
Trong buổi họp với Tổng thống, nghị sĩ này đã mạnh mẽ chống đối việc di tản người Việt Nam. Nghiên cứu thêm chúng tôi mới biết là ông này rất trẻ, vừa mới 30 tuổi đã được bầu vào Thượng Viện (tháng Giêng, 1973 – cũng là thời điểm ký kết Hiệp định Paris).

Đó là Nghị sĩ Joseph Biden thuộc tiểu bang Delaware. Ngôn từ của ông trong buổi họp thật là thiếu nhân hậu, nếu không phải là tàn nhẫn.
 
Trong cuốn hồi ký, Tổng thống Ford đã kể lại việc này. Sau đây là vài đoạn trích dịch (trang 253-256):
 
“Chúng tôi cảm thấy rằng một cuộc di tản vội vã sẽ có những hậu quả trầm trọng. Một tình trạng hoảng hốt lớn tại thủ đô Miền Nam sẽ có thể phát sinh, và trong sự chua cay là đã bị ‘phản bội,’ quân đội miền Nam có thể quay súng vào người Mỹ” …
 
“Ngày 14 tháng 4, Ủy Ban Ngoại Giao Thượng Viện yêu cầu gặp tôi để thảo luận về tình hình Đông Nam Á. Đây là sự việc hãn hữu ít khi xẩy ra – lần cuối cùng Ủy Ban này họp với Tổng Thống là thời Wilson (Woodrow Wilson, 1913 – 1921, lời tác giả) – vậy nên tôi gọi cả Kissinger (Ngoại Trưởng), Schlesinger (Bộ Trưởng Quốc Phòng) và Scowcroft (Cố Vấn An Ninh) cùng tới dự.
 
“Buổi họp diễn ra trong bầu không khí hết sức căng thẳng. Tôi yêu cầu Kissinger và Schlesinger trình bày về tình hình chính trị và quân sự tại Miền Nam, rồi tôi tham khảo ý kiến của quý vị Nghị sĩ. Thông điệp của họ đã thật rõ ràng: hãy ra đi ngay, và đi cho nhanh (The message was clear: get out, fast)…
 
“Chúng tôi bằng lòng chấp thuận một ngân khoản lớn để di tản,” Nghị sĩ New York là Jacob Javits nói, “nhưng viện trợ quân sự thì một cắc cũng không” … Nghị sĩ tiểu bang Idaho là Frank Church thì cho rằng sẽ có vấn đề lớn ‘có thể lôi cuốn chúng ta vào một cuộc chiến lâu dài’ nếu chúng ta di tản tất cả những người Việt Nam đã trung thành với chúng ta.
 
“Nghị sĩ tiểu bang Delaware là Joseph Biden dội lại điệp khúc: 
 
“Tôi sẽ bỏ phiếu thuận để cấp bất cứ ngân khoản nào cho việc di tản người Mỹ ra khỏi Việt Nam, nhưng tôi không muốn số tiền đó dính líu gì tới việc di tản người Việt.”
 
– ‘The US has no obligation’: Biden fought to keep Vietnamese refugees out of the US
– Biden Turned Back on Vietnamese Refugees
 

“Tổng Thống Ford cảnh cáo: “Nếu quý vị tuyên bố ‘không di tản người Việt Nam,’ quý vị sẽ có khó khăn lớn trong việc di tản 6,000 người Mỹ ra khỏi Việt Nam.”
 
“Kissinger, với vẻ mặt mệt mỏi và phiền muộn, nói thêm rằng một quan chức Sàigòn (có thể là Đại sứ Trần Kim Phượng – lời tác giả) đã nói với ông: “Nếu các Ngài rút người Mỹ ra và bỏ rơi chúng tôi trong hoạn nạn, các Ngài có thể sẽ phải đánh nhau với một sư đoàn quân đội Miền Nam để có lối ra”…
“Tới đây, vấn đề an toàn của số người Mỹ còn lại ở Việt Nam trở nên mối lo ngại lớn cho Ủy Ban… “Chúng tôi không muốn người Mỹ bị bắt làm con tin,” (để phải di tản người Việt), Nghị sĩ Charles Percy bình luận.
 
Tổng thống Ford cảnh cáo thêm… “Nếu ta rút hầu hết người Mỹ ra cùng một lúc thì sẽ làm cho người Việt Nam nghĩ rằng Mỹ đang tháo chạy nên có thể gây hoảng hốt, dẫn tới những cuộc tấn công vào số người Mỹ còn lại”…
 
Nghị sĩ Joseph Biden nói toạc móng heo: 
 
“Tôi không muốn trả bất cứ món nào để đưa người Việt Nam đi, chỉ trừ khi ta không thể mang được người Mỹ nào ra mà không phải mua 174.000 người Việt Nam. Trong trường hợp đó, tôi sẵn sàng mua 174.000 người Việt Nam”
 
 “I am not willing to pay any money to get the Vietnamese out unless we can’t get any Americans without buying 174.000 Vietnamese. In that case, I’m willing to buy the 174.000 Vietnamese”
 
(độc giả lưu ý là ông Biden dùng chữ ‘buy’ hai lần).
 
Trong cương vị là Tổng thống viết hồi ký, có lẽ ông Ford đã viết nhẹ nhàng hơn là những gì thực sự đã xảy ra tại cuộc họp. Sau này khi đọc được cuốn hồi ký của Ron Nessen, Phụ tá Báo chí và là người rất thân cận với Tổng thống Ford, chúng tôi thấy lời lẽ của Nghị sĩ Biden về người Việt tỵ nạn đã nặng nề hơn nhiều chứ không phải chỉ là vấn đề ‘dính líu.’
 
Trong cuốn It Sure Looks Different From the Inside (Những gì ở hậu trường thì thực là khác), Nessen thuật lại rõ ràng hơn, tóm tắt như sau (trang 104-106): “Kissinger bắt đầu cuộc họp qua việc tiết lộ là trên một triệu người có liên hệ với Mỹ sẽ bị nguy hiểm với Cộng Sản sau cuộc chiến. Trong số này, có 174.000 người là bị nguy cơ đặc biệt nên Mỹ phải cho di tản nếu có thể được… “

 Govern, người ra tranh cử với TT Nixon năm 1972 lại đổ thêm dầu vào lửa: “Tôi cho rằng người Việt Nam sẽ được sung sướng hơn nếu họ ở lại Việt Nam, kể cả lũ trẻ con mồ côi kia nữa,” tuần báo Time đã ghi lại (trong số ngày 12 tháng Năm, 1975, trang 26).
 
Nessen viết thêm: “Sau cuộc họp, Tổng thống Ford còn dặn các nghị sĩ chớ để cho báo chí biết là tất cả phiên họp chỉ để bàn bạc về chuyện di tản.
 
Quý vị hãy nói: “Chúng tôi chỉ bàn chuyện làm thế nào để ổn định tình hình.”
 
Tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng
Tác giả cuốn sách “KHI ĐỒNG MINH THÁO CHẠY”
 
*


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét