BUỔI SÁNG NGỒI BÊN LY CÀ PHÊ
Thơ: Trang Y Hạ
Ngồi hiên quán nhỏ chờ chiều
xuống
để thấy bậu về trong tối nay
lâu lắm bây giờ mới được uống
giọt cà phê hay giọt men cay
xe than thở khói lăn đường vắng
*
gom mớ sầu đau lên phố xưa
thế sự vẽ vời ra trái đắng
người đông sao cảm thấy lưa
thưa
Kinh Kha ngấm rượu đi không
vững
lầm lỗi giấc nằm tủi gió mây
được thế pháo xe thêm hí hửng
sang sông, con tốt chịu lưu
đày
Phạm Hồng trút hận bom Sa Điện
*
đáy nước Châu Giang mảnh áo
bào
Hoa Cương mộ chí hoa còn viếng
*
Anh hùng hào khí vút trời
cao
vỡ thành tướng tử thân nào
tiếc
nước mất nhà tan đành phải
hàng
rừng hoang khói tỏa tan chim
việt
lịch sử cúi đầu ghi mấy
trang
giọt cà phê vấy nhòe trang vở
bụi lấm gót hài thuở bậu qua
biên địa vùng tranh nghe núi
thở
mập mờ châu rọi với sao sa
ngồi hiên quán nhỏ chờ chiều
xuống
cố đợi bậu về trong tối nay
dự cảm thân tâm đà mục ruỗng
ước nhìn mắt bậu để còn bày...!
*Xe than, xe chạy bằng than củi.
*Phạm Hồng Thái
*Hoàng Hoa Cương, nơi chôn Phạm Hồng Thái
LỜI GIÓ MƯA:
Trang Y Hạ
Tiếng Bom Sa-Điện
Trong phong trào Đông Du của cụ Phan Bội Châu, có người anh hùng - đó là: Phạm Hồng Thái. Tin tức cho biết là: đúng vào ngày 18 - 6 -1924, Toàn Quyền Đông Dương Martial Henri Merlin sẽ tới tham dự một buổi dạ tiệc và cũng có thể là một cuộc gặp gỡ các quan chức đặc biệt ở tại khách sạn Victoria trên đảo Sa Diện (Sa Mian), thuộc địa phận Quảng Châu. Phạm Hồng Thái lúc nầy cũng đang có mặt tại Quảng Châu. Ông Phạm Hồng Thái cho rằng đây là một cơ hội có thể giết chết tên toàn quyền Pháp. Ông chuẩn bị một trái bom (chất nổ) rồi giả đóng vai một người phóng viên. Ông đi qua trót lọt mạng lưới an ninh Pháp… Khi đã vào trong khách sạn, nơi bàn tiệc - ông đã nhận ra cái bàn nơi có tên toàn quyền Pháp Merlin đang hiện diện.
Ông tung ngay quả bom vào bàn tiệc, nhưng quả bom lăn đi hơi xa chỗ tên toàn quyền đang ngồi. Viên toàn quyền Pháp - ông ta chỉ bị thương nhẹ và chui xuống gầm bàn trốn. Bom nổ, đã giết chết ngay tại chỗ một số thực khách người Pháp… Lãnh Sự Pháp Quảng Đông là Louis Cordeau, cũng chết trong số đó. Thừa lúc hỗn loạn, Phạm Hồng Thái chạy trốn ra bờ sông Châu Giang (Pearl River). Ông Phạm Hồng Thái nhận biết là không thể trốn thoát được nữa, ông không muốn để cho bọn mật thám Pháp bắt để tra tấn. Ông nhảy xuống dòng sông Châu Giang đang cuồn cuộn chảy xiết, tự vẫn. Người anh hùng Phạm Hồng Thái hy sinh thân mình lúc mới hai mươi chín tuổi (29), để lại trên đời một người vợ trẻ. Bà tên là Cao Thị Chắc và người con trai duy nhứt mới ba tuổi (3) Phạm Minh Nguyệt. Bà Cao Thị Chắc làm quả phụ lúc tuổi đời còn quá trẻ nhưng bà vẫn ở vậy thờ chồng, nuôi con trai trưởng thành cho tới lúc chết già.
Quả bom của người anh hùng Phạm Hồng Thái, tuy rằng đã không giết chết viên Toàn Quyền Đông Dương Merlin, nhưng tiếng vang của quả Bom Sa Diện làm cho bọn thực dân Pháp kinh hoàng và run sợ... Còn người yêu nước trong nước cũng như khắp nơi đã thức tỉnh.
Đám mật thám Pháp khi trục vớt được xác chết của người anh hùng Phạm Hồng Thái, bọn chúng trả thù một cách hèn hạ ngay trên xác chết, bằng cách - phơi xác người anh hùng ngoài trời nắng gió trong ba ngày tới nỗi sình thối ruồi bâu kiến đậu…! Cuối cùng, bị người dân ra sức phản đối kịch liệt, bọn chúng mới cho chính quyền Trung Hoa tẩn liệm, chôn cất dưới chân đồi Bạch Vân.
Tới tháng 3 năm 1925, vì quá cảm phục sự hy sinh cao cả của nhà cách mạng Việt Nam, Tỉnh trưởng Quảng Châu là Hồ Hán Dân đã cho cải táng hài cốt anh hùng Phạm Hồng Thái trong khu công viên Lăng Mộ Hoàng Hoa Cương với 72 liệt sĩ của họ.
***
Đừng bao giờ so sánh anh hùng Phạm Hồng Thái với Kinh Kha. So sánh như vậy là có lỗi với tiền nhân. Theo: ”Thích Khách Liệt Truyện” trong Sử Ký của Tư Mã Thiên. Kinh Kha chỉ là một “Môn Khách” của Thái Tử Đan, nước Yên. (Môn khách, hiểu theo nghĩa của người Tàu khi xưa, là “ăn nhờ ở đậu” nơi nhà người giàu có hay quan lại). Một khi có việc gì cần thì gia chủ mới yêu cầu, người ăn nhờ ở đậu làm việc gì đó cho họ.
Anh hùng Phạm Hồng Thái của Việt Nam là một nhà cách mạng, chống Pháp trong phong trào Đông Du của cụ Phan Bội Châu, chẳng những người Việt Nam tự hào, mà ngay cả người Trung Hoa, người Pháp vẫn kính nễ.
Bộ trưởng Bộ Giáo dục trong Chính phủ Tôn Trung Sơn có bốn câu thơ vịnh Phạm Hồng Thái:
Việt sử ngàn năm còn nức tiếng,
Hoa Cương muôn thuở vẫn thơm tươi.
Noi gương hỏi có ai chăng tá?
Mấy triệu đồng tâm nhắn một lời!
Trang Y Hạ
“Cogito, ergo sum: Je pense dons je suis”. Tôi suy nghĩ tức là tôi hiện hữu. (Descartes – 1596 – 1650)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét