UỐNG RƯỢU VỚI: NÀNG MỴ Ê
Thơ: Trang Y Hạ
Giọt sương ôm lá tỉ tê
riêng ta quay quắt - Mỵ Ê -
nhớ nàng
đất Chiêm chinh chiến tan hoang
xương phơi trắng núi, bỏ làng lưu vong
Châu Giang biết có đục trong
trầm mình quyết giữ một lòng
tiết nghi
thương thay tuổi độ xuân thì
thân vùi xứ lạ hồn quy nơi
nào
Đồ Bàn tráng lệ tháp cao
trùng dương núi thẳm thét
gào tuổi tên
Hời ma tụ khí cổ đền
chan sầu chứa oán chưa quên
mối sầu
nàng ơi - ta khác gì đâu
thân tù tội mộng công hầu vỡ
tan
lưu vong khắp chốn thế gian
tuổi xuân vung vãi lỡ làng
duyên xưa
ta chừ thân có cũng thừa
nằm nôi dĩ vãng đung đưa mạng
già
mong nàng đừng oán giận nha
hai ta cùng cảnh không nhà
không quê
đầy ly uống cạn não nề
ngấm vô mạch máu hồn quê xa
vời
trăng tàn đỉnh tháp ma trơi
tang điền oan nghiệt đất trời
hiểu không
cạn ly nàng gặp hồn chồng
thành Phật Thệ ngự ở trong
tâm nàng
tấm chăn là mảnh khăn tang
bao năm chừ đã hóa vàng lung
linh
đầy ly ta uống một mình
nghênh ngang mòn kiếp phù
sinh bấy chầy
hồn nàng gió thoảng mây bay
ta đeo đẳng mỏi tháng ngày
quạnh hiu.
Trang Y Hạ
LỜI GIÓ MƯA
Vương Phi Mỵ Ê, Chiêm Quốc (không biết
họ) quấn tấm chăn quanh người, nàng nhảy xuống dòng sông Châu Giang tự vẫn, để
giữ tròn tiết hạnh.
Từ cố chí kim những cuộc chiến
tranh xảy ra - dù bất cứ lý do gì; ở bất cứ nơi đâu - “chiến lợi phẩm” cho bên
thắng trận, là: (Tài sản, Đất ruộng, Phụ nữ, Giết và tù đày binh sĩ bên bại trận).
Ngày xưa tướng Bạch Khởi nhà Tần giết bốn mươi vạn quân Triệu đầu hàng. Sau này
bị thất sủng, Bạch Khởi bị vua Tần bức tử chết bằng một lưỡi gươm. Ông đã hối hận,
sa nước mắt mà nói: “Ta cũng đáng chết thôi. Ở Trường Bình 40 vạn quân Triệu đều
đầu hàng, trong tay không tấc sắt, mà ta lại lừa dối chúng rồi giết hết cả đi.
Chúng nó có tội gì mà lại phải bị giết như thế? Bây giờ chính là quả báo của ta
chăng?”. Năm 1975 chính thể Miền Nam bị mất. Hoàn cảnh quân dân Miền Nam còn
thê thảm hơn quân Triệu gấp cả nghìn lần “Nhà ngụy ta ở, Vợ ngụy ta lấy, Con ngụy
ta sai” (Nguyễn Hộ).
Đọc Tam Quốc Chí ai mà không
biết việc Tào Tháo lợi dụng sự đầu hàng của Trương Tú để lấy người thiếm xinh đẹp
của Trương Tú là nàng Trâu Thị, đồng thời xúi bộ tướng của Trương Tú là Hồ Xa
Nhi làm phản. Trương Tú biết tin liền nhờ quân sư Giả Hủ hiến kế... Ngay trong
đêm, Trương Tú bất thần tấn công doanh trại Tào. Tào Tháo thoát nạn nhưng phải
trả giá cho cái tội mê gái bằng chính sinh mạng của đứa con trai là: Tào Ngang, và một cái mạng của đại tướng Điển Vi, nếu không nhờ họ bảo vệ, thì Tào
Tháo phải chết. Tào Tháo còn phải trả giá thêm, là Đinh Phu Nhân, người vợ đầu
của Tào Tháo mà Tháo rất mực yêu thương - bà bỏ Tháo về quê nuôi tằm dệt vải
quyết không nhìn mặt Tháo khi hay tin Tào Ngang chết oan... (Đinh Phu Nhân không
sinh con, bà nuôi Tào Ngang (con riêng của Tháo) từ khi Tào Ngang mới lọt lòng,
bà thương yêu dạy dỗ như con ruột).
Vua Lý Thái Tông, cũng ham
gái không khác gì Tào Tháo. Nhưng diễn biến khác đi bởi Vương Phi Chiêm Thành là
Mỵ Ê khi hay tin được triệu hồi qua thuyền rồng để “hầu” cho vua Lý Thái Tông ngủ,
thì bà hiểu chuyện gì sẽ tới với bà. Bà quấn khăn quanh người rồi nhảy xuống
sông Châu Giang tự vẫn để giữ tròn tiết nghĩa với chồng mình là Sạ Đẩu vua Chiêm
Thành. Đó là thời gian năm 1044, Lý Thái Tông, đánh Chiêm Thành với, lý do “Vua
Sạ Đẩu không nạp cống phẩm”. Sau khi Vương Phi Mỵ Ê nhảy sông, vua Lý Thái Tông
đã hoảng sợ, hối hận và cho người cứu vớt Vương Phi Mỵ Ê nhưng không kịp, vì nước
sông chảy mạnh… Vua Lý Thái Tông khen bà trinh liệt, phong làm “Hiệp Chính Hựu Thiện phu nhân” (協正佑善夫人) và cho lập đền thờ bên dòng
sông Châu Giang.
Sau nầy Vua Trần Thái Tông
có đi kinh lý tới sông Châu Giang, nhà vua thấy đền thờ… Nhà vua hỏi quần thần
thì được cho biết, đó là đền thờ của Vương Phi Mỵ Ê, đồng thời kể về Vương Phi
(…). Nghe xong, nhà vua ngồi lặng thinh một hồi lâu rồi mới bảo rằng: "Không
ngờ Man Nữ lại có một bậc kiên trinh như thế, quả là nhi nữ phi thường, thế nào
bà ta cũng về báo mộng với Trẫm". Quả đúng. Đêm đó nhà vua Trần Thái
Tông, nằm mộng thấy một người đàn bà - vừa lạy vừa khóc kể lễ sự tình một hơi…
rồi biến mất. Nhà vua thất kinh choàng tỉnh dậy thì hóa ra là một giấc chiêm
bao. Nhà vua ra lệnh cho quần thần sắm sửa lễ vật: hoa quả, nhang đèn và rượu đem
ra đền Vương Phi Mỵ Ê cúng tạ, đồng thời sắc phong “Hiệp Chính Vương”. Năm Trùng
Hưng thứ tư lại phong “Hiệp Chính Hựu Thiện Trinh Liệt Phu Nhân. Năm Hưng Long
thứ hai mươi mốt, lại phong “Chân Mãnh”. Cộng tất cả thì Vương Phi Mỵ Ê được
phong (Hiệp Chính Hựu Thiện Trinh Liệt Chân Mãnh Phu Nhân). “協正佑善貞烈真猛夫人)”.
Gương trinh liệt của Vương
Phi Mỵ Ê đã được người đời sau ca tụng: Ngô Sĩ Liên – Tản Đà – Lê Thánh Tôn –
Nguyễn Nhược Pháp – Lý Đông A. Đã trải qua nhiều biến thiên cũng như chiến
tranh cho nên Miếu Thờ của Vương Phi Mỵ Ê, hiện nay không biết ở chỗ nào trên bờ
sông Châu Giang. Quả là buồn thay!
Đã gần nửa thế kỷ qua, người
Việt lang bạt ra khắp nơi trên thế giới và người ở lại cũng đâu có khác gì người
Chiêm Thành. Quả là buồn hơn!
Và những nàng “Mỵ
Ê” gốc Việt sau này họ không nhảy xuống sông để
trầm mình giữ tiết hạnh mà là nhảy xuống biến vượt
trùng dương làm vợ khắp nơi trên thế giới.
“Thương
nữ bất tri vong quốc hận.
Cách
giang do xướng hậu đình hoa”.
Tất cả
họ đều không có lỗi, chẳng qua là bị cuốn theo dòng
lịch sử “chiến tranh” - cùng sự nghèo đói mà phải ly
hương. Thương thay!
Việt Điện U Linh.
Đại Việt Sử Ký Toàn Thư.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét