LY
BÔI
Trang
Y Hạ
Ly
bôi, là chén rượu cùng nhau uống lúc chia ly (ly là chia
ly, bôi là cái chén để uống rượu). Theo [bộ giác] chữ
“thương” cũng là cái chén để uống rượu. “Phủng
thương thượng thọ”.
(Nâng chén rượu chúc thọ). Và, Trường Ca của Khuất
Nguyên (Thời Chiến Quốc), gồm 373 câu Ly Tao. (Ly - là
chia ly. Tao - là buồn rầu lo lắng). Tao cũng là (hèm
rượu). Từ đó “ly tao” cũng đồng nghĩa với “ly
bôi”.
Vậy
“ly bôi” là nâng chén rượu uống lúc Biệt Ly. “Biệt
ly nhớ nhung từ đây, chiếc lá rơi theo heo may, người về
có hay” *
. Biệt ly - nỗi buồn kẻ ở người đi - người đi ra
ngoài ngàn dặm quan san bằng chén rượu tiễn đưa trong
cảnh lưu luyến không muốn rời. Chén rượu tiễn đưa
không chỉ là ở các đấng nam nhi mà còn in đậm trong
tình yêu, tình vợ chồng: Đoạn thơ tài
tình
tả rất thực, rất cảm động lúc bịn rịn chia ly của
hai người: (Thúc Sinh và Nàng Kiều):
“Người
lên ngựa kẻ chia bào,
Rừng
phong, thu đã nhuốm màu quan san.
Dặm hồng
bụi cuốn chinh an,
Trông người
đã khuất mấy ngàn dâu xanh.
Người về
chiếc bóng năm canh,
Kẻ đi
muôn dặm một mình xa xôi.
Vầng trăng
ai xẻ làm đôi,
Nửa in gối
chiếc nửa soi dặm trường”. (Nguyễn Du).
Thi hào Vương Hàn
(Vương Hàn (687-735) với bài thơ “Lương Châu Từ” cũng
đã để lại trong lòng người một nỗi buồn não nuột,
não nùng khi phải uống vội vàng chén rượu để ra chiến
trường:
“Bồ
đào mỹ tửu dạ quang bôi
Dục ẩm
tỳ bà mã thương thôi
Túy
ngoại sa trường quân mạc tiếu
Cổ lai
chinh chiến kỷ nhân hồi. (Vương Hàn).
Tạm dịch:
(Rượu bồ
đào, chén dạ quang
Uống
nhanh lên ngựa tiếng đàn giục đi
Say nằm
chiến địa cười chi
Xưa nay
chinh chiến mấy khi trở về)! *
Tuy
nhiên, không phải lúc nào ly bôi cũng để chỉ chúc cho
những người tráng sĩ đi ra chiến đấu ở ngoài sa trường. Có những
chén rượu mà người tráng sĩ rót ra để mời: - Mời người
vợ, người mẹ, người cha, người anh em ruột thịt bị
chết và được vùi lấp sơ sài nơi vùng chiến địa.
Tại mặt trận An Lộc – Thị Trấn An Lộc năm một ngàn
chín trăm bảy mươi hai “Mùa Hè Đỏ Lửa”. Một người
lính địa phương tử thủ trong suốt thời gian bị vây
hãm. Vợ con của người lính bị đạn cộng quân làm sập ngôi nhà và họ bị chết hết. Người lính đặt tấm
hình của vợ trên mộ bia và cầm bi đông rót chung rượu
tiễn linh hồn người vợ yên nghỉ nơi miền cực lạc.
Người lính chỉ còn biết nhờ chung rượu nồng ấm nói
thay cho tình vợ chồng đã nồng ấm bởi không còn giọt
nước mắt để khóc.
Thử tìm hiểu,
rượu từ đâu mà có? Từ thời thượng cổ con người
còn ăn lông ở lỗ chỉ biết săn bắn, hái cái cây ăn
để tồn tại. Trái cây trong rừng quá nhiều ăn không
hết chín rụng thành đống, thối rữa lên men nước chảy
ra đọng thành vũng các loài thú hoang ngửi mùi thơm hăng
nồng xúm nhau uống và say, cả con voi to lớn nhưng khi
uống loại nước hăng nồng đó rồi cũng say đi nghiêng
ngả.
Con người từ khi
đã biết dùng lửa, biết canh nông - đó là giai đoạn
biết chưng cất rượu, làm men rượu. Men rượu làm bằng
bột gạo ngào trộn với các loại thảo mộc [thuốc Bắc]
giã nát vo tròn ủ kín. Thảo mộc gồm: cảm thảo, xuyên
khung, uất kim, tiểu hồi, bạc hà, nhục đậu khấu, bạch
truật, cam thảo… Người Trung Hoa có nhiều loại rượu
nổi tiếng với những cái tên nghe rất kêu, như:
(Động Đình
Xuân Tửu – Kiếm Nam Xuân Tửu – Tường Vi Lộ Tửu –
Hồng Lộ Tửu – Trúc Diệp Thanh Tửu – Ngũ Gia Bì Tửu
– Nữ Nhi Hồng Tửu, còn có tên khác (Hoàng Tửu
Thiệu Hưng) – Mao Đài Tửu…!).
Người Việt cũng
có nhiều loại rượu nổi danh, như:
(Kim Long Tửu -
Mẫu Đơn Tửu – Kim Sơn Tửu – Bàu Đá Tửu – Gò Đen
Tửu – Phú Lễ Tửu…)!
(Kim Long Tửu, Loại
rượu nầy thuộc vùng Quảng Trị đưọc người Pháp ưa
chuộng, đã xuất cảng về Pháp và các quốc gia Châu
Âu).
Ngoài ra: Ngày xưa
còn có các loại rượu chưng cất để dành riêng cho vua
chúa uống, gọi là Ngự Tửu. “Hoàng Triều Ngự Tửu”,
là thứ rượu ngon dành riêng vua chúa uống. “Ba tuần
ngự tửu, hai cành cung hoa” (Nhị Độ Mai). Thời xưa,
quan tướng có công với vua, với nước đều được vua
ban “Ngự Tửu” thưởng công! Tuy nhiên, không phải lúc
nào được uống Ngự Tửu của vua ban cũng là vinh dự mà
ngược lại (đôi khi) - đó là loại rượu ngâm độc
được, uống vô hộc máu chết ngay tại chỗ.
(Phương Tây biết
tới rượu theo “Thần Thoại Hy lạp”.
Phương Đông biết
tới rượu từ “Hội Bàn Đào Tây Vương Mẫu”).
RƯỢU VỚI ĐÔNG
Y:
Thời Tam Quốc, có
thần y nổi tiếng Hoa Đà đã dùng rượu và thảo mộc
chế ra thuốc gây mê có tên là “Ma Phi Tán”,
thuốc nầy khi uống vô làm cho người được “giải
phẫu” ngủ say mê không biết đau. Thần y Hoa Đà đã
từng chữa bệnh cho nhiều người có địa vị cao quý
trong thời của ông, như: Quan Công, Tào Tháo, Lữ Bố,
Trần Đăng… Cuối cùng ông bị Tào Tháo bỏ tù và chết
ở trong tù. Sách thuốc của ông cũng thất truyền từ
đó. Ông còn dùng rượu để ngâm dược liệu vì theo
quan niệm Đông Y rượu dẫn thuốc nhanh [nếu biết uống
rượu] và ngâm rượu với dược liệu để xoa bóp... Từ
đó cho tới nay người ta dùng rượu ngâm thuốc chẳng
những ngâm thuốc chữa bệnh mà còn ngâm nhiều loại hoa
quả tạo ra nhiều loại rượu rất thơm ngon. Theo Tây Y
thì lại cho rằng, rượu bia không tốt cho sức khỏe, các
bác sĩ cấm uống bia rượu và khuyên đừng uống bia
rượu.
RƯỢU VỚI BẠN
HỮU:
Bạn hữu mỗi khi
gặp nhau - hạp tính tình, hạp tính cách - hơn nữa lại
cùng một ý hướng [lý tưởng] thì dù xa xôi cũng tìm
tới hàn huyên nâng chén uống tới mềm môi vẫn chưa say
- dù có say cũng chỉ là say nghĩa, say tình bởi đó là
“tri kỷ”, còn nếu như biết đờn, biết ca thì xem như
“tri âm” - Bá Nha & Chung Tử Kỳ.
"Rằng:
"Nghe nổi tiếng cầm đài
Nước non
luống những lắng tai Chung Kỳ"
Kiều
(Câu 463 -
464)
Bài:
Xuân Nhật Tây Hồ Ký (Âu Dương Tu).
“ Tửu
phùng tri kỷ thiên bôi thiểu,
Thoại bất đầu cơ bán cú đa.
Dao tri hồ thượng nhất tôn tửu,
Năng ức
thiên nhai vạn lý nhân”.
[…]
Dịch thơ:
(Gặp
bạn hiểu nhau ngàn chén ít
Chuyện trò không hợp nửa câu dư
Mới biết trên hồ cầm chén rượu
Nhớ
người vạn dặm buổi tạ từ.). *
Và,
cũng có khi chén rượu làm tan rã nghĩa kim bằng bởi một
vài nguyên do chính trị không thể dàn hòa, hoặc hai bên
chiến tuyến phải đối địch... Trong “Thuyết Đường”.
Bài “Tống Tửu Đơn Hùng Tín”,
có câu: “Chén
rượu xưa kết tình bạn hữu, ly rượu nay dứt nghĩa kim
bằng”.
Người xưa nói: “Rượu tình, rượu nghĩa”, cho dù là
như vậy, nhưng cũng phải tùy nơi, tùy cảnh, tùy trình
độ hiểu biết và tha nhân...
Ngoài
ra, tửu lượng mỗi người mỗi khác, có người uống
vài ba tĩn chưa say, có người uống vài ngụm đã say lúy
túy nói năng mất kiểm soát.... Tính cách uống rượu
cũng khác nhau, có người khi rượu vào thì nói huyên
thuyên chẳng cho ai nói và cứ cho ý kiến của mình là
đúng; có người rượu vào thì lại khóc lóc kể lể như
con nít; có người rượu vào thì gây sự với bất cứ
ai kể cả vợ con, cha mẹ, anh chị em, cô chú bác hàng
xóm; có người khi rượu vào thì ngồi trầm ngâm tư lự,
đuổi ruồi không bay; có người khi có rượu vào thì
ngâm thơ, ca hát, kể đủ thứ chuyện rất vui!
Người
xưa nói mượn rượu giải sầu “Dục
phá thành sầu duy hữu tửu”.
Chỉ có rượu mới giải được nỗi sầu, như: “Sầu
thất tình, sầu cuộc đời đổi trắng thay đen, sầu
thất chí bởi thi rớt, sầu vì nợ nần, sầu vì vợ ốm
con đau, sầu vì bị phản bội, sầu bị kẻ khác vu oan
giá họa, sầu vì bị tù đày vô lý, sầu bị mất nươc,
sầu vì ế chồng, ế vợ, sầu vì nghèo, sầu vì chiến
tranh…”. Sự buồn rầu có căn tính, mãn tính như vậy
thì dù có mượn chén rượu “giải vây” cũng chỉ là
tạm thời - “Trừu
đao đoạn thủy, thủy cánh lưu. Cử bôi tiêu sầu, sầu
cánh sầu”
(Rút dao chặt nước nước càng chảy. Nâng chén tiêu sầu
sầu càng sầu). (Lý Bạch).
Mượn
rượu giải sầu càng sầu, một khi tỉnh rượu lại càng
sầu thêm, bởi rượu là chất men (cồn) sẽ tan biến,
còn nỗi buồn thì vĩnh viễn. Người buồn uống rượu
càng nhiều sẽ làm tê liệt thính giác. Do tê liệt thính
giác nên chính người say rượu khi phát âm họ không kiểm
soát được tầng suất âm thanh quá lớn của họ, mà họ
cứ nghĩ là mình đang nói chuyện bình thường. Phần
nhiều kẻ say rượu họ cần phải nói lớn tiếng, nói
lớn tiếng mà không biết rằng mình đã nói lớn tiếng.
Người ngồi chung bàn cảm thấy khó chịu với tiếng hét
chói tai đó tất nhiên phải phản ứng. Phản ứng cho dù là phản ứng lịch sự, tế nhị thì cũng bị cho là xúc phạm. Vậy là
sinh ra cãi lộn ở nơi bàn nhậu - đôi khi mất bình tĩnh
dẫn tới đánh đấm, xô bàn, đạp ghế - gây thương
tích trầm trọng và mất mạng. Người say không kiểm
soát được tư cách hành động lời nói dẫn tới mất
luôn cả nhân cách.
RƯỢU VỚI THI
NHÂN:
Thi nhân, hầu hết
họ là người học thức, có nhận thức, có hồn thơ lai
láng nên trong tâm hồn luôn xao động như ngọn sóng lăn
tăn trên mặt hồ với những chiếc lá vàng rơi trong làn
gió nhẹ, cũng có khi giấu kỹ uẩn khúc nhân sinh quan
quặn thắt mà đành chịu đựng để giải bày qua ngôn
ngữ của thơ. Chung rượu, đối với thi nhân chỉ là
chất cường toan pha loãng cháy ngầm - khơi dậy một cõi
rất riêng lung linh huyền ảo mơ mộng và thực tại gào
thét rồi từ đó cho ra: “Tài Tình”. Tài tình hay hơn
cả “Thơ Tình”. Chính thi hào Nguyễn Du đã nhận thức
cái “tài tình” đó qua câu thơ:
“Nghĩ đời mà
ngán cho đời, Tài tình chi lắm cho trời đất ghen”.
Thơ Tài Tình Hoàn
Toàn Khác Với Thơ Tình.
Đọc Truyện Kiều
chắc ít ai nhận ra câu thơ “Tài Tình” của đại thi
hào Nguyễn Du “Một gian nước biếc mây vàng chia
đôi”. Câu (2419).
Tài tình không phải
tự nhiên mà có tài tình. Tài tình thuộc về “Siêu
Nhiên” là của trời ban cho. Tài tình giỏi hơn tài ba.
Có thể hiểu, đó là “Nhận Thức”. Nhận thức
(Cognition và Cognition affluence) - sự giàu có về nhận thức
- siêu giác quan (ngoài giác quan). Chính nhận thức đẻ ra
kiến thức. Thơ tình chỉ là một mảng nhỏ thậm chí
rất nhỏ ở trong tài tình. Không phải ai cũng nhận thức
để được tài tình, nhận thức là dự cảm, thấu cảm
sự việc chuyển động ngấm ngầm xuyên suốt - hiện
tại, quá khứ, tương lai hầu tìm ra tinh túy từ trong vũ
trụ mà trong mỗi con người là một vũ trụ thu nhỏ.
Rượu với thi nhân
như hình với bóng, trong cơn men lâng lâng người thi nhân
tài tình nhận được một giác quan siêu nhiên nhập vô
trong người, chữ nghĩa từ thiên cổ rủ nhau chạy về
lung linh huyền ảo - đó là: (hồn thu thảo, - bầy xác
sóng, - hồn nước mây, - trăng mỏng, - trăng vở, - trăng
nghẹn…). Đó là ngôn ngữ rất riêng của thơ. Tuy vậy,
thi nhân họ vẫn luôn (Tỉnh Táo), họ chỉ say bằng con
tim nóng chứ không say bằng cái đầu nóng, họ chỉ say
trong chất men ngôn ngữ huyền dịu và tài tình. Cho dù là
ngôn ngữ của thơ nhưng tuyệt đối thi nhân không bao giờ
vi phạm quy ước ngôn ngữ, như: viết sai văn phạm, viết
sai chánh tả, viết sai ngữ pháp, viết sai mạo từ (cái
ra con, con ra cái). Hoặc viết ngược, như: “vẹn nguyên,
pha phôi, vọng vang, giản đơn, đáu đau…”!
Quy ước ngôn ngữ
vốn đã có từ lâu, từ rất lâu. Kẻ nào phản đối,
phản kháng lại ngôn ngữ Hàn Lâm mà quần chúng đã công
nhận Quốc Ngữ thì đó là một hành vi chính trị độc
tài, sa đọa, giả dối và áp đặt.
Một số tác giả
ngày nay cố tình hay vô tình xài thứ chữ Việt quái đản,
dị hợm đã góp phần làm rối rắm, dẫn tới - “Cái
Chết Của Một Ngôn Ngữ”. Tựa bài văn của Tác giả:
(Trịnh Thanh Thủy).
Chữ nghĩa hiện
nay. Theo Tiến sĩ Nguyễn Thị Tịnh Thy, Giảng Viên Chương
Trình Giáo Dục Khai Phóng, nói:
- “Nhà văn sai,
nhà thơ sai, nhà giáo sai, nhà báo sai, nhà khoa học sai; cử
nhân thạc sĩ sai, tiến sĩ giáo sư sai; sách vở giáo
trình sai, đề thi đáp án sai, luận văn luận án sai, từ
điển sai; âm nhạc sai, văn chương sai, báo chí sai, công
văn sai… Tất tần tật đều có sai. Đặc biệt, các nhà
báo, nhà ngôn ngữ, giáo viên, giảng viên dạy tiếng Việt
và Văn học – những người sống bằng nghề chữ nghĩa
và dạy người khác chữ nghĩa - mà cũng sai.”. Và,
“…Tiếng Việt đã và đang sai đến mức quá sâu rộng,
mười năm sau là đủ để cơn sóng sai phạm này phá huỷ
tiếng mẹ đẻ của người Việt.”.
Và, cũng theo một
vị cựu giáo sư văn chương, nói:
- “Sai nhiều là
ở trong các tác phẩm của các thi nhân, bởi [một số]
chưa thấu hiểu, chưa cảm nhận để phân biệt đâu là
ngôn ngữ thơ; đâu là ngôn ngữ Hàn Lâm Văn Chương Tự
Điển. Từ đó các thi nhân “phịa” ra các thứ chữ
quái đản, dị hợm, vô hồn, vô nghĩa, tối nghĩa rồi
cho rằng đó là ngôn ngữ thơ; là nhân cách hóa, thậm chí viết còn sai "Mạo Từ" - Cái ra con và Con ra cái. Ví dụ như: "Con chữ, Con tuổi, con xe, con nhà... Cái trâu, Cái gấu, Cái gái..."!
Thời Nhà Đường,
các thi hào, thi bá cho thơ hòa chung với tửu, nhiều không
kể ra hết. Tuy vậy, thơ tiêu biểu về rượu nổi danh
có thể nói đó là Thi hào Lý Bạch, như bài:
Tương Tiến
Tửu
“Nhân
sinh đắc ý tu tận hoan,
Mạc sử kim tôn
không đối nguyệt
Thiên sinh ngã tài tất
hữu dụng,
Thiên kim tán tận hoàn phục
lai”. (Lý Bạch ).
Dịch thơ:
(Người đời
được dịp cứ vui vầy,
Đừng để
chén không dưới bóng nguyệt
Trời sinh
ắt đã có chỗ dùng
Xài sạch
ngàn vàng hẳn trở lại). *
Đỗ
Phủ – Lý Bạch hai người đã từng gặp nhau ở Lạc
Dương, vì mến tài nhau mà kết thành đôi bạn vong niên
(Đỗ Phủ nhỏ hơn Lý Bạch mười một tuổi). Đỗ Phủ,
trong bài “Xuân Nhật Ức Lý Bạch”. Ông viết:
“Vị bắc xuân thiên thụ
Giang
Đông nhật mộ vân
Hà thời nhất tôn
tửu
Trùng dữ tế luân văn”.
Dịch thơ:
(Bắc
sông Vị cây mùa xuân lặng ngắm
Giang
Đông ngày lẫn bóng phủ mây chiều
Hy
vọng sẽ hội kiến nâng ly rượu
Thơ
văn ngồi bàn luận dưới trăng xiêu).
*
Và,
Đỗ Phủ, năm bảy trăm năm tám [758] vùa ra tù. Ông đến
Khúc Giang (Tây An, Thiểm Tây) vì quá túng quẩn phải đem
cầm quần áo để sống. Đỗ Phủ buồn phiền nên sa đà
với tửu để quên nỗi buồn thất sủng. Ông nợ tiền
rượu chủ quán. Ông trút sự nhục nhã vào thơ: Trích:
(Khúc Giang Trì).
“Tửu
trái tầm thường hành xứ hữu
Nhân
sinh thất thập cổ lai hy”.
Tạm
dịch: (Nợ tiền uống rượu là chuyện thường, nhưng
lại là chuyện hiếm hoi đối với một người đã bảy
mươi tuổi).
Vậy đó, đã già (bảy mươi tuổi) đầu
rồi mà còn nợ tiền rượu mới là chuyện hiếm thấy
xưa nay! Ý chính là vậy, chứ không phải sống tới “thất
thập cổ lai hy” mới là hiếm. Tuy nhiên, câu “thất
thập cổ lai hy”, cũng là kính trọng người sống thọ
(thời xưa). Ngày nay sống trăm tuổi là chuyện thường,
“bách tuế vi kì”. (Trăm năm là giới hạn).
Tào
Thực, con trai Tào Tháo, ông từng làm bài thơ “Thật Bộ
Thi”. (Bảy bước ra thơ), ông uống rượu rất khỏe.
Ông viết: “Quy lai yến Bình Lạc - Mỹ tửu đẩu thập
thiên”. (Trở về mở yến ở quán Bình Lạc, Rượu ngon
uống mười ngàn đấu).
Trong
tác phẩm Lục Vân Tiên cũng có câu: “Cùng nhau kết bạn
đồng tâm, khi cờ, khi rượu, khi cầm, khi thi”. Rượu
và thi nhân không thể tách rời
“Dĩ tửu trợ văn, dĩ văn hội tửu”
và “Phi tửu bất thành lễ”. Lễ đây là đối đãi
phải lễ (qua lại) với nhau chứ không hẳn là “nghi lễ
cúng bái”, cúng bái ông bà tổ tiên đôi khi không nhất
thiết phải có rượu, chỉ cần một chén nước cũng đã
tỏ rõ tấm lòng thành. Tuy vậy, người xưa cho tới ngày
nay luôn dùng rượu trong các dịp “Quan – Hôn – Tang –
Tế”.
Truyện
Thủy Hử, có Võ Tòng đánh hổ trên đồi Cảnh Dương,
tửu lượng uống tới mười tám chén. Trong “Thiên Long
Bát Bộ & Tiếu Ngạo Giang Hồ”, nhân vật Kiều
Phong, Lệnh Hồ Xung, Tổ Thiên Thu là những hảo hán, tính
tình hào sảng dùng rượu kết giao bằng hữu. "Ẩm tửu dung hòa đích quân tử". Họ coi
rượu là Đạo Tửu, ở bất cứ nơi đâu họ đều uống
các danh tửu: (Nữ Nhi Hồng Tửu. Trúc Diệp Thanh Tửu.
Bách Thảo Mỹ Tửu).
RƯỢU:
SỰ CHẾT & MẤT NƯỚC:
Truyền
thuyết phao tin thi hào Lý-Bạch say-sưa bên bờ sông Thái
Thạch lờ mờ thấy trăng chìm đáy nước, vội vàng nhảy
xuống vớt trăng lên để rồi chết đuối. Từ đó thiên
hạ cho xây một cái đài, tên là “Tróc-Nguyệt-Đài”
(Đài Bắt Trăng). Thật ra thì đã có bằng-chứng cụ thể
là Lý-Bạch tự vẫn mà chết. Tuy nhiên, phần nhiều
người mê thơ Lý Bạch không thích ông tự tử. Chính
chuyện thêu dệt ôm trăng mà chết đã làm cho thơ của
ông càng nổi tiếng hơn. Trong Truyện Kiều, Nguyễn Du cho
Từ Hải chết đứng cũng là vì thương đấng anh hùng
nghe theo lời khuyên của giai nhân (Thúy Kiều) mà chết
thảm thiết.
Đọc
Tam Quốc [sách phần nhiều là hư cấu]. La Quán Trung hư
cấu việc: Trương Phi say rượu, bị tên lính “thợ may”
dưới quyền cầm cây kéo đâm chết, qủa thực vô lý.
Thực tế [sử]
là
Trương Phi bị phục rượu độc mà chết một cách oan
nghiệt. Thủ phạm chính là Gia Cát Lượng và Lưu Bị.
Tuy rằng ba người (Lưu - Quan - Trương) có “kết
nghĩa vườn đào”
lúc chưa hình thành nước nước Thục, nhưng một khi Nhà
Thục ra đời có danh chính ngôn thuận về mặt địa lý,
có chính quyền hành chánh thực tế - thì cách cư xử,
cách đối xử [thưởng,
phạt], cách
xưng hô chỉ là “bề tôi”. (Dưới con mắt vua chúa,
tình ruột thịt còn bị tru di, huống hồ là tình kết
nghĩa). Chuyện quốc gia đại sự thì không thể để tình
cảm lấn lướt. Quan Vân Trường, chính là kẻ cản trở chính sách và chiến lược liên hoàn “địa lý, quân sự,
chính trị” của Nhà Thục với Đông Ngô. Lưu Bị mượn
tay Đông Ngô giết Quan Trường bằng lý do “hôn nhân
chính trị”, nhưng đã quá trễ. Bề trái của lịch sử "ngầm" quả thật là kinh
khủng.
Trần
Thúc Bảo (Trần Hậu Chủ) vị vua cuối cùng của Nhà Hậu
Trần thời Nam Bắc Triều trong lịch sử Trung Quốc cũng
vì mê uống rượu với giai nhân mà mất nước.
Theo
“Lĩnh Nam Chích Quái” vị vua Hùng Vương cuối cùng cũng
vì mê uống rượu mà để đất nước rơi vào tay Thục
Phán. Sử lịch xảy ra năm Giáp Thìn (257 TCN).
Theo:
Đại Việt Sử Ký Toàn Thư.
Vua Trần Anh Tông
vị vua thứ tư của Triều Trần vì mê uống rượu “Xương
Bồ” say không biết trời trăng mây nước. Thái Thương
Hoàng (vua cha) ghé thăm mà không hay biết. Thượng Hoàng
(Trần Nhân Tông) có tâm lòng nhân hậu đã bỏ qua sau khi
nghe lời trần tình mà không truất phế ngôi vua. Vua Trần
Anh Tông hối lỗi và bỏ hẳn uống rượu để chăm lo
việc nước.
RƯỢU VỚI TÔN GIÁO:
Phật Giáo:
Phật Giáo cầm
uống rượu. Phật tử thọ giới Bồ Tát không được
uống rượu. Kinh “Phạm Võng” uống rượu làm hư tổn
bản thân, người nấu rượu bán rượu đồng lõa với
tội lổi. Phật dạy “Người uống rượu sinh ra ba mươi
sáu [36] thứ tội lỗi, đó là vô lượng tội”. Phật
tử không nên dâng rượu cho Phật và cũng không thể uống
rượu nếu không muốn lên Niết Bàn hưởng phú quý!
Thiên
Chúa Giáo (Công Giáo).
“Trong
ngày Lễ Vượt Qua. Đức Giê-su cầm lấy bánh,
dâng lời chúc tụng, rồi bẻ ra, trao cho các ông và nói:
“Anh em hãy cầm lấy, đây là mình Thầy. Và Người cầm
chén rượu,
dâng lời tạ ơn, rồi trao cho các ông, rồi tất cả đều
uống chén rượu này. Người bảo các ông: “Đây là máu
Thầy, máu Giao Ước, đổ ra vì muôn người. Thầy bảo
thật anh em: chẳng bao giờ Thầy còn uống rượu nho nữa,
cho đến ngày Thầy uống thứ rượu mới trong Nước
Thiên Chúa.”
(Mt 26,29).
Theo
luật, Linh Mục mỗi ngày phải dâng một thánh lễ, tất
nhiên trong thánh lễ có rượu và bánh thánh tượng trưng
(mình và máu) của Chúa. Do đó đạo Công giáo không hoàn
toàn cấm rượu, chỉ khuyên giáo dân hạn chế tiêu thụ
để gìn giữ sức khỏe.
Cổ
nhân uống rượu với một phong cách thoát tục (thần
tiên) chứ không phải uống bừa bãi theo kiểu (trần tục)
bạ đâu uống đó “buồn cũng uống, vui cũng uống,
không vui không buồn cũng uống”, bạ đâu uống đó gọi
là “nhậu”, nhậu nhẹt bê tha, say sỉn, la hét, chém
giết nhau và nằm ngủ vất vưởng ngoài đường, ngoài
chợ, quần áo bẩn thiểu, đầu tóc bù xù trông chẳng
còn là con người. Tửu đối với thi nhân; các bậc anh
hùng đại trượng phu, họ lấy rượu để bày tỏ chính
khí, hào khí đầu đội trời chân đạp đất. Tào Tháo
uống rượu cùng với Lưu Bị mà luận anh hùng là vậy
đó. Tửu [rượu] cũng là một “định ước bất thành
văn” kết nối giữa người với người; với bằng hữu;
với quân thần “tửu vua ban” và người với thánh thần
khi tế lễ trời đất, tổ tiên.
Người
xưa nói, chén thù, chén tạc là một hình thức tiêu biểu
của sự tôn trọng và mến khách. Người chủ nhà nâng
chén rượu chúc mừng khách, gọi là “tạc”. Người
khách đáp trả lại gọi là “thù”. Tình cảm quý mến
đó gọi là “thù tạc”.
Ly bôi, tức là chén rượu uống trong lúc chia ly hay còn gọi là chén rượu tiễn đưa.
“Hơi thở
biệt ly tràn phế-phủ,
Tiễn đưa
lệ ngọc ẩn cung mây,
Mộ lạnh
miếu đền ai đó ngủ,
Thức đi,
hấp lại cảnh chia này” (Trích thơ: Trang Y Hạ).
Rượu chia ly, –
dù chia ly bất cứ lý do nào đều để lại nỗi buồn
trong lòng người (đi và ở), nỗi thương nhớ cho cả hai
bên không dễ gì một sớm một chiều mà có thể nguôi
ngoai. Người thiếu phụ tiễn đưa chồng đi chinh chiến,
để rồi đêm đêm ngồi bên ngọn đèn dầu tơ tưởng
nhớ mong, lo lắng: “Chàng từ đi vào nơi gió cát. Đêm
trăng nầy nghỉ mát nơi nao”? Đôi khi một lần tiễn
đưa là xa nhau mãi mãi.
Tạm trích hai câu
thơ của (Trang Y Hạ) để dừng lại giây phút Ly Bôi!
“Uống đi
rượu sẽ giải bày,
Hốt vài
dúm nắng ấm tay tặng người”.
Trang Y Hạ, 2012.
* Trang Y Hạ. (Dịch
Thơ).
Cước chú:
* Biệt Ly - Ca khúc của
nhạc sĩ Doãn Mẫn
Bữa cơm đơn sơ ngoài chiến trường!