Trang
Y Hạ
Đời
người tựa giấc chiêm bao
Bon
chen chi lắm [để]
hư hao phận mình.
Đời
nhà Đường bên Tàu có Ông Lý Công Tá, ông có kể một câu
chuyện rất lý thú. Chuyện rằng: có một anh chàng thư sinh, nhà nghèo tên là (Thuần
Vu Phần), anh ta học giỏi, một đêm anh ta nằm mơ thấy mình đi tới một nước
Hòe An nào đó. Thuần Vu Phần đi dò la hỏi thăm khắp chốn và may mắn là có
người tốt bụng chỉ hướng dùm cho nên anh ta đã tới được nơi nước Hòe
An. Thuần Vu Phần đang loay hoay tìm cách để diện kiến Nhà Vua thì lại gặp vận may lần nữa - đó là một vị quan đang đi tới. Thuần Vu Phần trình bày sự việc... Ông quan lạ nầy
bèn dẫn Thuần đi vô cung điện và đã gặp được vua
Hòe An. Nhà vua nước Hòe An nhìn dáng Thuần cao ráo,
tướng mạo khôi ngô, tuấn tú, thông minh... Nhà vua cảm
mến chàng trai nên hỏi Thuần về: Gia cảnh, đồng thời cũng trắc
nghiệm về văn chương, thi phú… Nhà vua hỏi tới đâu
thì Thuần bình tĩnh đối đáp trôi chảy tới đó... Nhà
vua Hèo An tỏ ra rất là ưng ý. Nhà vua đề nghị sẽ gả công chúa cho Thuần Vu Phần làm vợ. Triều đình Hòe An bèn chọn ngày
lành, tháng tốt để cử hành hôn lễ... Vậy là Thuần trở thành “phò mã”.
Thuần làm phò mã một thời rồi sau đó được Nhà Vua
Hòe An cấp cho một vùng đất rộng lớn ở quận Nam Kha
để làm quan Thái Thú. Vậy là cuộc đời của Thuần
thăng tiến như diều gặp gió. Thuần vô cùng mãn
nguyện!
Vợ
chồng Thuần sống trong cảnh vương giả, sung sướng ở quận Nam Kha,
thì… một hôm có tin báo là có một đội binh hùng hậu
không biết ở đâu kéo tới vây đánh quận Nam Kha khí
thế rất hung hãn... Nhận thấy tình hình chiến sự quá nguy
hiểm... Thuần ra lệnh cho đem hết số quân đồn trú cố
thủ, chống cự rất hăng say... Chống trả được vài ba
ngày thì lực lượng suy giảm mà thế giặc quá mạnh,
càng đánh càng hăng. Thành Nam Kha mất! Vợ của Thuần Vu Phần,
tức công chúa của nước Hòe An bị giặc giết chết
trong đám loạn quân.
Thuần
Vu Phần mở đường máu chạy thoát thân. Sau đó dẫn đám
tàn quân còn sống sót chạy về kinh đô Hòe An. Thuần ngồi viết sớ dâng lên nhà Vua để trình bày sự việc đã bị
quân giặc bao vây bất ngờ với khí thế quá mạnh, quân đồn trú
cố sức chống nhưng chống không nổi lại thêm là không
được viện quân tiếp ứng... - đành phải bỏ thành mà
chạy, còn công chúa không may bị chết. Nhà vua đọc sớ
xong, đâm ra nghi kỵ và phán rằng rằng: “Thuần
Vu không hết mình đánh giặc, mà là đi đầu hàng
giặc…”. Nhà
vua bèn tước hết phẩm, hàm rồi đuổi Thuần về quê
làm thường dân. Thuần bị oan ức, tủi nhục mà không
cách chi giải oan được.
Vừa
lúc đó, có một cơn gió mạnh thổi qua lành lạnh...
Thuần chợt tỉnh dậy thì thấy mình đang nằm ngủ dưới
gốc một cây Hòe lớn, ngước nhìn lên cây Hòe - trên cây
Hòe chỉ còn trơ trọi có một nhánh nhỏ khẳng khieu
trông buồn thảm, cành Hòe chỉ về hướng Nam. Thuần Vu
Phần uể oải quơ tay sờ soạn chung quanh gốc cây tìm
hành lý, bàn tay Thuần sờ đụng phải một ổ kiến lớn...
Bầy kiến đó ùn ùn kéo nhau từng đàn leo lên cây
hòe…?!
Từ
sự việc nầy, nên mới có câu Thành ngữ: “Nhà
Nho ngủ trên hang kiến”, là
ám chỉ Thuần Vu Phần.
Lại
có sách chép, rằng:
Từ
thời nhà Đường, có một người nho sinh mang họ Lữ, Lữ
học hành rất giỏi, nhưng khi đi thi lại không đậu bảng
vàng. Ngày trở về quê nhà, đường vừa xa, vừa buồn
lại vừa đói nên ghé vào một ngôi Chùa nhỏ bên đường
để xin nắm cơm ăn cho đỡ đói. Trong nhà Chùa lúc đó
đã hết sạch gạo. Nhà sư bèn lấy ít hột kê vàng còn
sót lại trong lu đem đi nấu cháo thay gạo để đãi người
khách họ Lữ.
Họ
Lữ, một phần buồn lòng đã thi rớt; một phần đường
về quê xa xôi, thân thể lại mệt mỏi cho nên nằm xuống một
lúc thì ngủ vùi... Trong giấc ngủ, họ Lữ mơ thấy mình
đã thi đậu và họ Lữ được Nhà Vua ban cho một chức
tước lớn. Nhà vua thấy họ Lữ khôi ngô, lại gả công
chúa cho họ Vũ làm vợ. Nhà vua còn phong cho họ Lữ đi
trấn nhậm ở một vùng đất phì nhiêu... Họ Lữ bầu
đoàn đi nhậm chức, đi được nửa đường thì bị quân
giặc không biết từ đâu tới vây đánh… Bọn giặc lấy gươm ra định giết vợ
chồng họ Lữ... Họ Lữ hoảng hốt, la lớn…!
Giựt
mình thức dậy, Họ Lữ mới biết là mình đang chiêm bao. Vừa
lúc đó, họ Lữ nghe nhà sư, nói: “Nồi kê trên bếp
vừa mới chín... Hãy đợi một chặp nữa sẽ có ăn".
Từ
điển tích nầy mà người đời sau, gọi là “Giấc
Mộng Nam Kha” hay “Giấc Mộng Kê Vàng”. Cả hai giấc
mộng đều có chung một ý nghĩa như nhau.
Hai điển
tích tuy cùng một giấc mơ, nhưng đã cho chúng ta thấy rằng: đã là con người thì bất
cứ ai cũng có mơ mộng, mơ ước sẽ được thành danh, thành
tài - trước giúp cho bản thân, dòng họ - sau là giúp
nước, giúp đời… Tuy nhiên, giấc mộng đó chỉ là
mộng mơ đơn giản trong một phạm vi cá nhân mà thôi. Từ xưa cho tới nay không mấy ai có thể
hy vọng ở trong “Mơ
Mộng”
mà có được kết quả mỹ mãn. Muốn có kết quả mỹ
mãn, thì: Phải học tập, phải rèn luyện, thức khuya dậy
sớm học hành và hơn hết tự tin nơi chính bản thân.
Vậy, đừng có quá mơ mộng viễn vông mà uổng phí cả
một cuộc đời tuổi trẻ. Hoặc đừng nôn nóng muốn "thành danh" sớm mà dùng tiền bạc để đi - mua bằng. mua chức mà để lại tiếng xấu cho con cháu sau này.
Điển
tích cũng chỉ cho chúng ta hiểu, rằng: Đời người ngắn
ngủi…! Đừng quá đặt nặng vô một mục tiêu nhất
định nào đó để rồi một khi thất bại thì đâm ra
chán nản, buông xuôi. Chúng ta đã biết chuyện “Tái
Ông Thất Mã”,
thì ắt sẽ tỉnh ngộ ra rằng trong cái rủi ro, còn
có sự may mắn... Từ cổ chí kim, trong giáo dục đề ra các hạng mục
thi cử là nhằm tìm kiếm nhân tài thực sự… Vậy thì thử hỏi, tất cả mọi “sĩ tử” đi thi ai cũng được chấm cho - đỗ “Trạng Nguyên, Tiến Sĩ, Bãng nhãn, Cử nhân…” hết thì chuyện
thi cử phỏng có giá trị gì…? Người xưa đã nói “Học
tài thi phận”. Đừng bao giờ tự hào cho rằng mình
thông minh tài giỏi mà tự kiêu, tự đại và cũng đừng
quá hy vọng để rồi thất vọng. Thi rớt chưa hẳn là
cuộc đời đã chấm hết. Đã có biết bao nhiêu người
thi cử không thành mà vẫn sống an nhiên, hơn nữa lại
còn vươn lên để thành danh, bằng nhiều cách khác…!
Kê
Vàng mộng ảo Nam Kha
Công,
Hầu, Khanh, Tướng quả là tang thương. (TYH)
Trang Y Hạ
Trong sách: Quản Tử.
Quản Trọng, viết: “Nhất niên chi kế, mạc như thụ cốc. Thập niên chi kế, mạc như thụ mộc. Chung niên chi kế, mạc như thụ nhân”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét