NGƯỜI
CHỒNG GIA TRƯỞNG
“Gái
có chồng như gông đeo cổ,
Gái
không chồng như phản gỗ long đong”
(Ca
Dao).
Cuối
cùng người phụ nữ cũng nói ra tất cả những uẩn
khúc dồn nén trong lòng từ
mười
mấy năm qua với một giọng nói trầm ấm xen lẫn chút
tiếc nuối cho
quãng
thời con gái với tình yêu dành cho người chồng… Tuy
nhiên, nàng không buồn và cũng không khóc.
Nàng
lấy chồng năm mười tám tuổi, người chồng lớn hơn
nàng mười tuổi. Nghề nghiệp của người chồng là
công chức hành chánh “có chức vụ” hẳn hoi. Người
chồng hằng ngày đến nhiệm sở làm, nàng ở nhà cơm
nước, ánh mắt nàng vui tươi nhí nhảnh như con búp bê
ở trong tủ kiếng. Cuối tháng người chồng lãnh lương
đem về, đem về nhưng không bàn giao cho “ngân hàng của
vợ” để người vợ ở nhà cân đối chi tiêu ăn uống,
sắm sửa trong gia đình mà tự mình làm luôn công việc
giữ tiền và phát tiền...
Nàng
không hề biết tiền lương của chồng được bao nhiêu
mỗi tháng cũng như các khoản “bổng, lộc” khác...
Nàng, bản tính vốn hiền lành, có giáo dục, có học
thức nên không muốn sắc mắc nầy nọ chuyện tiền
nong, chồng đưa tiền đi chô bao nhiêu hay bấy nhiêu, bởi
nàng luôn tin tưởng ở người chồng, hơn nữa hỏi như
vậy là thiếu tế nhị và không kheo lại bị người
chồng hiểu sai, hơn nữa là thời bé ở nhà với mẹ
tất cả đều được mẹ lo cho hết, nàng chưa giữ tiền
và cũng chưa biết tính toán… Nàng thương chồng, nàng
chỉ làm đúng bổn phận người vợ để giữ em ấm
hạnh phúc như người xưa nói “Đàn ông xây nhà còn
đàn bà xây tổ ấm”. Người chồng mỗi buổi sáng
trước khi đi ra khỏi nhà để đi làm, người chồng để
số tiền chi tiêu trong ngày trên mặt bàn rồi lấy cái
ly dằn lên. Người chồng chưa hề hỏi vợ chừng đó
tiền chi tiêu có đủ trong ngày hay không? Tuyệt nhiên
không! Khoản tiền cố định như một cái đinh vô tình
từ từ cắm sâu vô da thịt hạnh phúc của đôi vợ
chồng trẻ mà hai người không hề hay biết cho tới khi
cái đinh làm cho vết thương mưn mủ…!
Ngày
ngày người
vợ ở nhà cầm số tiền chồng bỏ trên bàn để đi
chợ, nàng cố gắng gói gém làm sao cho vừa đủ nội
trong số tiền đó. Nàng còn quá trẻ để hiểu chuyện
đời, hơn
nữa những ngày tháng đầu mới cưới nhau
tình
yêu vợ
chồng còn
đang
nồng
nàn hạnh phúc che mờ đi hết những “cá tánh đặc
biệt” đã
có
sẵn trong
người chồng mà nàng chưa nhận ra. “Dò
sông dò biển dễ dò, nào ai lấy thước mà đo lòng
người” cho được. Nàng
vô
tư, bình thản lo
cho người chồng từng cái ăn, cái mặt, thậm chí người
chồng đi làm về, nàng đã chuẩn bị nước ấm cho
người chồng tắm và quần áo cho người chồng thay. Cơm
nóng, canh sốt, thật là chu đáo, đầy đủ… Nàng hầu
như quên hẳn đi bản thân của mình mà chỉ biết lo
phục vụ một cách tự nhiên, một
cách vô vụ lợi mà
không hề so đo tính toán.
Nói
thẳng ra thì nàng vợ
chẳng
khác chi một người ở đợ dưới
danh nghĩa hôn nhân hợp pháp,
được bao ăn, bao
ở và sinh con cho chủ nhà mà không hề được trả một
đồng lương nào.
Người
chồng không bao
giờ đi
chợ
cùng vợ
thì
đâu biết giá cả mỗi ngày lên xuống ở ngoài chợ ra
sao?
Đó
là chưa nói tới giá trị đồng tiền theo
thời gian trượt
giá... Anh chồng cứ tưởng rằng với số tiền quăng ra
vào mỗi buổi sáng cho
vợ là
quá đủ cho cái tổ ấm của hai người mà hầu như
không cần
thiết phải hỏi
han người vợ với số tiền quăng ra đó
có
chi
tiêu đủ
hay là
không
đủ.
Buổi chiều mỗi khi tan sở làm, người chồng cùng bạn
hữu ghé quán nhậu (sương
sương)
vài chai bia với ít món nhậu. Tới
khi tan
cuộc nhậu, mặt
mày đỏ gay lặc
lè đi về nhà. Bước
vô nhà người chồng
nhìn nàng vợ ngồi chờ bên mâm cơm, cơm canh lạnh ngắt,
mặt người
vợ
vui
mừng ra đón chồng hỏi han,
nhưng
anh chồng không một lời giải thích…!
Chuyện
chờ chồng về cùng ăn cơm đối với người vợ hầu
như đã quen và nàng chịu đựng việc
người chồng trở về nhà không đúng giờ giấc, chứ
nàng
không
cằn nhằn vì biết đâu chồng mình có công việc cần
phải giao tiếp. Nàng không dám hỏi người chồng lý do
về trễ, nhưng lâu
dần nhịp điệu hụt hẫng cứ tiếp diễn ra và không
khí gia
đình mỗi ngày cảm
thấy hơi trầm xuống…! Nàng chuẩn bị quần áo, khăn
tắm cho người chồng tắm rửa vẫn bình thường với
nét mặt vui vẻ như chưa hề có lọn sóng nào gời gợn
trong mặt hồ hạnh phúc.
Người chồng tắm xong mặt
mũi
tỉnh
táo. Bấy giờ
hai người mới ngồi vào bàn ăn cơm, thay
vì người chồng phân bua với
vợ lý
do về trễ thì người chồng lại giở thói gia trưởng
hỏi vặn vẹo. “Sao hôm nay chẳng có món
gì mới, cứ món cũ ăn hoài”, nói xong buông đũa xô
ghế đứng
lên đi ra phòng
khách
ngồi đọc báo với vẻ mặt không vui. Thử hỏi ăn làm
sao ngon miệng cho
được nữa
khi đã ăn
nhậu
những món ngon, món lạ ở ngoài quán? Người vợ bình
thản ngồi ăn cơm một mình, ăn xong nàng tự dọn dẹp
và nghỉ ngơi. Điệp khúc được lập đi lập lại chỉ
chực chờ bùng nổ khi có dịp.
Người
chồng đâu có hiểu nổi khổ tâm của vợ. Số tiền
nhỏ nhoi phân phát trong ngày đã không còn giá trị theo
thời gian. Nàng đi ra chợ lúc nào cũng mua lẻ: Hai lon
gạo, nửa lít dầu hôi, nửa xị dầu ăn, vài lát cá,
vài trăm gram thịt, bó rau, gói nhỏ bột giặt, tiêu,
hành, ớt, tỏi, mắm, muối… Nàng rất thèm ăn ly chè,
cây kem mà không dám ăn. Nàng ăn nàng cảm thấy có lỗi
với chồng với đồng lương eo hẹp của chồng. Ông bà
thường hay nói: “Nhà nghèo ăn gạo lẻ”! Ăn gạo lẻ
phải chịu giá mắc gấp đôi ba lần, thậm chí còn ăn
phải đồ ăn kém phẩm chất nữa là đằng khác! Người
chồng đâu có hiểu rằng giá cả ngoài chợ càng ngày
càng tăng. Tự xưa nay đồng lương không bao giờ chạy
theo kịp giá cả thị trường.
Cuối
cùng nàng vợ không còn chịu nổi cảnh cứ nhường cơm,
xẻ cá cho người chồng ăn mãi, còn mình thì càng ngày
càng ốm o! Nàng nhớ mẹ, mẹ là cái phao cuối cùng để
cho nàng bám víu. Ngày nàng đi lấy chồng, mẹ sống thui
thủi chỉ một mình. Và nàng chạy về với mẹ hầu tìm
chỗ dựa tình yêu ruột thịt, chỉ có mẹ mới hiểu
thấu nỗi đoạn trường mười hai bến nước. Bà mẹ
nhìn con gái, hỏi: - Bộ ốm nghén hả con? Sao mà con xơ
xác như như người bị bịnh vậy hở trời...?
Mẹ
cảm nhận ra
sự
việc, mẹ khóc cho con gái và nước
mắt con
gái
chảy đầm đìa trên
vai mẹ, nhưng
nàng
không
dám nói dù
nửa lời,
có nói ra thì… “xấu lá xấu nem” chứ được ích
gì! Nàng chối bai bãi, nhưng làm sao mà
qua
mắt được người mẹ. Ai hiểu lòng con gái bằng mẹ.
Chính bản thân mẹ, mẹ
cũng
đã
trải qua một thời làm
vợ, mẹ
cũng đã từng đi qua cái truông làm
dâu nhà chồng với biết bao cơ khổ lẫn nước mắt.
Thương
con gái, mẹ lặng lẻ đi nấu
một vài món ăn ngon để
tẩm bổ cho con gái. Những món mà con gái thích ăn
từ thuở chưa đi lấy chồng. Mẹ
lại
dấm dúi cho con gái của mẹ từng đồng, từng cắc...!
Hai
mẹ con, đúng
ra là hai
người đàn bà ở hai thế hệ thu thủi âm thầm giúp đỡ
nhau, ngồi lại tâm sự cùng nhau.
Một
ngày nọ, hai vợ chồng đi dự đám cưới của một
người bạn thân thời cuối năm trung học. Nàng nhìn bạn
bè đứa nào đứa nấy phơi phới, mập cui và đều làm
ăn khá giả. Trên tay, trên cổ vòng vàng dây chuyền
vàng, nhẫn vàng đeo đầy người. Quần áo giày nón toàn
hàng hiệu... Nàng tủi thân quay mặt không dám nhìn lâu
các đứa bạn! Còn mấy người của bạn, nắm tay vợ
nói chuyện rất ân cần, yêu thương. Có đứa bạn cắc
cớ hỏi đùa người chồng của nàng: - “Sao ông nuôi
bạn tui ốm quá vậy?”. Nghe bạn hỏi chồng như vậy
nàng càng buồn, và cảm thấy xấu hổ, nhưng cố gắng
gượng làm vui nói cười xả lả cùng lũ bạn cho xong
tiệc cưới.
Trên
đường về nhà nàng nghĩ ngợi, nghĩ ngợi mà nghe trong
lòng đau như muối xát. Nàng nghĩ sắc đẹp tài năng của
mình có thua chi chúng bạn đâu mà tại làm sao lại ra
nông nổi như vầy?!
Ở
đời chuyện chi tới tất phải tới. Tiền lương của
người chồng không đủ trang trải cho sinh hoạt gia đình,
do đó thiếu trước hụt sau... Một bữa nàng đánh bạo
nói với chồng rằng “Em là người có học, có bằng
cấp, anh hãy để cho em đi xin việc làm chứ không thể
ngồi ở nhà trông mong vô đồng lương của anh. Chúng
mình còn phải dành dụm tiền bạc để rồi còn sinh con
nữa chứ”. Nghe vợ nói vậy, người chồng miễn cưỡng
bằng lòng để cho người vợ đi làm.
Người
vợ xin được một chân kế toán ở một hãng buôn,
lương khá cao. Tính ra lương tháng của nàng cao hơn đồng
lương (hành chánh) của chồng rất nhiều. Hôm lãnh tháng
lương đầu tiên, nàng cầm tiền hí hửng khoe với người
chồng, rủ người chồng đi ra quán ăn uống vui vẻ.
Người chồng chưa bao giờ đưa vợ đi ăn ở bên ngoài
quán xá, còn nàng thì thích nhưng không dám nói, có lẽ
vì đồng lương không đủ sống. Nàng còn mua sắm quần
áo cho chồng và vật dụng trong gia đình.
Người
vợ đi làm có tiền, nàng không còn phải ngửa tay xin
tiền chồng, do đó trong lòng nàng phơi phới yêu đời
trông nàng trẻ ra như thời con gái. Nàng mua quần áo,
giày dép cho mẹ. Người xưa nói chẳng sai. “Đồng tiền
là huyết mạch, đồng tiền liền khúc ruột”. Giờ đây
nàng đi lại tự tin chứ không vò vỏ vô ra trong ngôi
nhà chờ chồng.
Kể
từ ngày
nàng
đi làm có tiền. Mỗi buổi sáng người chồng chỉ dằn
trên mặt bàn phân nửa số tiền chợ mỗi ngày, đôi
khi “giả đò quên” - không đưa. Đi làm về ngồi xem
báo chờ nàng
về nấu cơm, lại đòi ăn ngon và hạch sách đủ thứ…
Anh
chồng không
bao
giờ
phụ giúp người vợ - chí ít cũng quét nhà hay lau bàn
ghế… Nàng
biết lương chồng ít, nên nàng không quan tâm chuyện
chồng để lại phân
nửa số tiền.
Bạn
bè nàng
thỉnh
thoảng lui
tới chơi, tổ chức tiệc tùng sinh nhật… Ngoài mặt
anh
chồng làm
bộ vui vẻ, nhưng khi bạn bè về hết thì cằn nhằn…!
Ngày
nọ,
người chồng giật mình thấy nàng
vợ càng ngày càng đẹp, người
chồng đâm ra lo sợ...
Vậy là người chồng sinh ra ghen bóng, ghen gió... Tuy
không đánh vợ hay nói nặng lời,
người chồng lấy kéo cắt rách những cái áo mới,
cái quần đẹp của
vợ
mới
mua.
Đem
đi giấu bình nước hoa,
thỏi son, hộp phấn...! Thậm chí theo dõi ngấm ngầm
theo
dõi vợ rồi
chạy
tới
chỗ làm của nàng
dòm
ngó (hỏi người nầy người kia)
gây
ra
lắm
chuyện phiền toái, xúc phạm tới
người
khác. Việc
làm đó của người chồng vô hình đã gây tổn hai danh
dự của nàng.
Hành vi ghen
tương vô lối của chồng
còn khổ gấp trăm ngàn lần hơn là phát tiền chợ!
Nàng khóc hết nước mắt…! Nàng không thể ngờ người
chồng của nàng
- từ
keo kiệt, bủn xỉn, nay lại thêm cái tật ghen tương một
cách vô cớ thậm
chí
là
hạ cấp không
xứng đáng một con người có học vấn.
Người
chồng chiều nào về nhà cũng ở trong tình trạng - không
say thì cũng xỉn, nói chuyện với vợ vung tay múa chân
và tự cho rằng bản không không ra gì, thua kém tất cả.
Nàng vợ hiểu tâm lý nên khuyên nhủ giảng giải cho
chồng hiểu rằng. Trong gia đình vợ chồng ăn ở với
nhau cần phải hiểu và giúp đỡ nhau. Đồng lương làm
ra là để lo cho tương lai, ai làm nhiều thì mừng chứ
không so đo hay khinh thường.
Quan
niệm khinh thường phụ nữ có từ thời phong kiến đã
ăn sâu vào máu của người đàn ông từ thế hệ nầy
truyền sang các thế hệ khác, cứ vậy mà họ noi theo.
Chính Khổng Tử khinh thường và chà đạp người phụ
nữ, đưa người phụ nữ tới chỗ chết bằng câu nói
“Nhứt nam viết tử, thập nữ viết vô”. Và “Tam
niên vô tử bất thành thê”. Văn sĩ Lỗ Tấn đánh giá
“Khổng Tử là chất độc của tinh thần”.
Một
ngày nọ từ chỗ làm, người vợ nhận được tin dữ
rằng chồng của nàng bị tai nạn giao thông chết sau bữa
tiệc rượu với bạn bè. Nàng bàng hoàng, nàng ăn năn
là nếu như nàng đừng đi làm thi chồng nàng không chết.
Nàng
đứng trước ngôi nhà của mẹ, nơi nàng đã sinh ra rồi
lớn lên trong vòng tay, trong tình thương yêu của cha mẹ
ở trong ngôi nhà đó. Nàng nghĩ rằng nàng đã lưu lạc
nơi phương trời xa lạ mấy năm qua chừ trở lại thăm
chốn xưa… Nàng ôm mẹ, nàng cứ để cho nước mắt
thấm ướt cả bờ vai của đấng sinh thành.
Trang
Y Hạ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét