Thư viện

27/2/24

BÌNH THƠ: “ĐÊM NGHE THẰNG BẠN TÙ NGÂM THƠ”

 



BÌNH THƠ:
ĐÊM NGHE THẰNG BẠN TÙ NGÂM THƠ”

Tác giả: Thủy Canh Tại Gia.


Bao năm bôn ba nơi đất khách để làm người viễn xứ. Bỏ lại sau lưng biết bao kỷ niệm. Người xưa, cảnh củ vẫn còn đó nhưng phải đành cất bước tha phương. Nhưng oái oăm.

Thời gian nó thật khắc nghiệt. Bấy nhiêu năm ly hương để khi ngoảnh đầu nhìn lại cũng phải đành chấp nhận sự được mất.

Đêm yên lặng, ngoài trời sương rất lạnh
thân ly hương dây rún cắt thuở nào
mở cửa sổ nhìn ra ngoài ảo não
chờ bao lâu mới thấy ánh trăng sao”. (Trang Y Hạ)

Đêm tỉnh giấc lòng cảm thấy bàng hoàng như vừa mới hôm qua. Mở cửa sổ nhìn ra ngoài lòng càng thêm ảo não. Màn trời đêm vẫn u ám như những năm tháng tù tội sao nó vẫn bám víu trong lòng hoài chưa dứt.

cho thằng nằm lại đây trên núi cao
thơ mầy viết mười năm tù rên siết
cái U sắt cùm người trai đất Việt
đày mười năm không biết tội tình chi”. (Trang Y Hạ)

Ký ức cũ lại ùa về cùng làn sương lạnh buốt. Mười năm lao lý thật vô nghĩa. Cái U sắt cùm mười năm đời trai trẻ để rồi kẻ mất người còn. Bài thơ mày viết sau mười năm tù khổ ải bây giờ còn lại gì đây chỉ là mái tóc đã ngã màu sương gió hay chỉ còn lại nắm xương tàn lạnh lẽo trên ngọn núi cao.

tao cũng như mầy từ năm ấy ra đi
mà đâu biết tra chân vào lao lý
cuộc chiến đấu qua phần tư thế kỷ
để bây chừ – vứt tuổi trẻ lên non”. (Trang Y Hạ)

Thời trai trẻ với biết bao lý tưởng sống. Tao cũng như mầy từ năm ấy ra đi cũng đâu nghĩ sẽ vấn thân vào cuộc chiến. Để rồi thời cuộc đã lấy đi mấy mươi năm tuổi trẻ lúc nào không hay biết. Đêm tĩnh lặng nằm nghe thằng bạn nó ngâm thơ. Lời thơ của nó sao mà chua chát và cay đắng quá. Có lẽ nếm trải quá nhiều trái đắng của thời cuộc nên vị giác của của nó mất đi sự ngọt ngào của cuộc sống chăng.

giọng mầy ngâm mà lòng tao héo hon
ngâm như khóc đoạn đời tù cay đắng
ngâm cho tan những ước mơ thầm lặng
ngâm cho thằng nằm hận giữa “Trường Sơn”. (Trang Y Hạ)

Giọng ngâm thơ của nó như than khóc đến ngẹn lòng làm người nghe cũng thấy héo hon. Mười năm uất ức trong kiếp tù đày là bấy nhiêu năm cay đắng nó phải nếm trải. Bao nhiêu mơ ước, lý tưởng sống tốt đẹp cũng đành vứt bỏ hết ở chốn non cao. Hận cho cuộc đời đen đủi hay hận cho cuộc chiến lắm đau thương nên phải chôn vùi tuổi trẻ dưới lớp đất sâu nơi dãi Trường Sơn lạnh giá.

đêm yên lặng tao càng đau đớn hơn
bão quá khứ dội về cay đôi mắt
giọng Miền Nam, mầy ngâm nghe khàn đặc
mà sao hay đến đứt ruột, đứt gan”. (Trang Y Hạ)

Khi màn đêm bao trùm cả không gian. Không khí tĩnh lặng đến rợn người thì quá khứ đau lòng lại ùa về làm cay xè cả đôi mắt. Giọng ngâm thơ khàn đặc của thằng bạn miền Nam, thằng bạn tù năm ấy nghe như muốn đứt ruột đứt gan. Bao nhiêu năm gặp lại ngồi ôn chuyện xưa cũ sao lòng cảm thấy đau thắt từng cơn.

tao cũng như mầy ôm nỗi sầu chứa chan
ly rượu đắng không xóa đi tủi nhục
nghe mầy ngâm mà lòng tao thôi thúc
gặp anh em – sờ… lại vết thương đau”. (Trang Y Hạ)

Nhấp vài ly rượu đắng sau mấy năm gặp lại. Có lẽ rượu vào lời ra cho nên bấy nhiêu chuyện tủi nhục năm cũ lại được tái hiện về làm lòng thêm đau nhói. Giọng ngâm thơ của nó sau vài ly rượu sao nghe đắng cả lòng. Bao nhiêu năm gặp lại cứ nghĩ sẽ có nhiều chuyện vui thời 4.0 để kể nhưng không dè khơi gợi lại vết thương lòng năm cũ càng làm thêm rớm máu. Giọng ngâm thơ của nó không còn sang sảng, ướt át như hồi còn trai trẻ nữa mà nó đã khàn đặc vì cát bụi thời gian. Mái tóc đen láy của nó thuở nào giờ cũng đã ngã màu sương gió. Rít điếu thuốc lào cho lòng thêm ấm áp nhưng sao thấy đau thắt ở lồng ngực. Có lẽ do giọng ngâm thơ buồn thảm của nó chăng hay do cơn gió Trường Sơn thổi về kéo theo những oan hờn làm đau buốt vết thương xưa.

giọng mầy ngâm thấm ngọn tóc ngả màu
gió “Trường Sơn” – hồn ai về thưởng thức
điếu thuốc lào rít thắt đau lồng ngực
nhả oan hờn cuồn cuộn giữa non xanh.”. (Trang Y Hạ)

Bài thơ “Đêm Nằm Nghe Thằng Bạn Tù Ngâm Thơ” của nhà thơ Trang Y Hạ ẩn chứa rất nhiều cảm xúc. Bài thơ là lời bộc bạch về đoạn đời cay đắng, tủi nhục nơi lao lý của người trong cuộc thật cảm động. Cám ơn anh Nghệ sĩ Minh Tri Bui đã chia sẻ qua video ngâm thơ bài “Đêm Nằm Nghe Thằng Bạn Tù Ngâm Thơ” rất hay và cảm động. Cám ơn nhà thơ Trang Y Hạ đã cho ra tác phẩm thơ rất hay. Chúc anh Nghệ sĩ Ngâm Thơ, Minh Tri Bui (CLB Tiếng Thơ Người Việt Xa Quê) cùng Nhà thơ Trang Y Hạ sức khỏe. Ngày mới an lành, nhiều niềm vui và hạnh phúc nhé.

Huy Canh Tại Gia

https://www.youtube.com/watch?v=D1m5YGkTIXs

ĐÊM NGHE THẰNG BẠN TÙ NGÂM THƠ

Đêm yên lặng, ngoài trời sương rất lạnh
thân ly hương dây rún cắt thuở nào
mở cửa sổ nhìn ra ngoài ảo não
chờ bao lâu mới thấy ánh trăng sao

cho thằng nằm lại đây trên núi cao
thơ mầy viết mười năm tù rên siết
cái U sắt cùm người trai đất Việt
đày mười năm không biết tội tình chi

tao cũng như mầy từ năm ấy ra đi
mà đâu biết tra chân vào lao lý
cuộc chiến đấu qua phần tư thế kỷ
để bây chừ – vứt tuổi trẻ lên non

giọng mầy ngâm mà lòng tao héo hon
ngâm như khóc đoạn đời tù cay đắng
ngâm cho tan những ước mơ thầm lặng
ngâm cho thằng nằm hận giữa “Trường Sơn”

đêm yên lặng tao càng đau đớn hơn
bão quá khứ dội về cay đôi mắt
giọng Miền Nam, mầy ngâm nghe khàn đặc
mà sao hay đến đứt ruột, đứt gan

tao cũng như mầy ôm nỗi sầu chứa chan
ly rượu đắng không xóa đi tủi nhục
nghe mầy ngâm mà lòng tao thôi thúc
gặp anh em – sờ… lại vết thương đau

giọng mầy ngâm thấm ngọn tóc ngả màu
gió “Trường Sơn” – hồn ai về thưởng thức
điếu thuốc lào rít thắt đau lồng ngực
nhả oan hờn cuồn cuộn giữa non xanh.

Trang Y Hạ

Trong "The of Reason" của Triết gia Tây Ban Nha (George Santanaya) cuối thế kỷ 19, có nói:
- "Những kẻ nào không nhớ đến những chuyện xảy ra trong quá khứ thì thế nào cũng bị rơi vào hoàn cảnh tái diễn lịch sử".

26/2/24

ĐÊM NGHE THẰNG BẠN TÙ NGÂM THƠ.

 


"Tôi không biết đâu là chìa khóa thành công nhưng tôi biết chìa khóa của thất bại là cố gắng làm vừa lòng tất cả mọi người". (Bill Cosby).

20/2/24

THIẾU PHỤ

 



THIẾU PHỤ

         Cũng như nụ cười và nước mắt, thực chất của thơ là phản ảnh một cái gì đó hoàn thiện từ bên trong”. (Rabindranath Tagore).


Xe rươm-rướm mồ hôi trèo dốc dựng
dốc Dăk-Tô lởm-chởm đá xanh phơi
trưa dồn nắng nắng pha màu đỏ chói
trời trong xanh trực-thăng liệng khoe trời.

chợ triền núi siêng năng bày mấy sạp
trạm xe Lam vài chiếc ngó ngó mông
người đi chợ trở về tay xách nhẹ
Khu-Gia-Binh đứa đứa trẻ ẵm bồng.

mắt lô-cốt đen thui bờ rào kẽm
bông cỏ tranh hớn-hở nở ra chưng
loài rắn mối dòm thông-hào công-sự
xe nhà binh cắm cúi chạy không ngừng.

thấp thoáng bóng thiên-thần vờn qua cổng
cổng Chi-Khu một thoáng đẹp hẳn ra
tiên nữ đội, đội mũ hình Thập-Đỏ
khúc bi-ai thiếu-phụ nước mắt nhòa.

đêm đãi lạnh, chêm thêm mùi sương muối
(chuột đi tìm - bịch gạo sấy, cá khô…!)
dò dẫm đụng mìn “claymore” ngờ-ngợ *
chiến-trường đi thây nào biết mả mồ.

người thiếu-phụ, Khu-Gia-Binh lẳng-lặng
mừng chồng về ủ-rũ tiễn chồng đi
điệp-khúc xoáy đau lòng đau dao cắt
phấn son nào điểm nhan-sắc nhu mì.

anh lính trẻ ôm đờn dạo dạo khúc
Biệt-Kinh-Kỳ (thích) Kẻ-Ở-Miền-Xa *
mòng muỗi vắt ghì bước chân người lính
có ước mơ mắt biếc tay ngà.

chấm tọa-độ đụng Yếu-Khu Tân-Cảnh
ngang ngã ba Thánh-Giá, Hí-Viện im
thèm bia rượu sãi chân vô vô quán
người trăm năm căng mắt biết đâu tìm.

bầy pháo ngự dãy Ngọc-Linh nhả khói
lớp người trai tụ đỉnh, đỉnh mây bay
hồn mong mỏi quy về nơi cố-thổ
khói nhang thơm mẹ ấp-ủ đêm ngày.

vốc vài ngụm sông Pơ-Kô tanh-tưởi
Phượng-Hoàng bay phi-đạo đứng bơ-vơ *
tuổi ời tám oằn thân phơi chiến-địa
sông một dòng nước xót vỗ đôi bờ.

mưa nhỏ giọt tỉ-tê bùn đỏ quạnh
sơn nữ gùi gió núi bước xa xăm
mưa rỉ-rả thú rừng nằm khó ngủ
nguyệt thương trăng lạnh-lẽo bỏ đêm rằm.

xe hồng-hộc mồ hôi ghì dốc dựng
sữa cạn bầu thiếu-phụ dỗ con thơ
từng đóm mắt hỏa châu sâu đôi mắt
chập chờn đêm thắc-thỏm trắng đêm chờ.

Trang Y Hạ
Tri-Lễ, DakTo, 1971.
(Trích trong thi tập)

Chú-thích:
* Nhạc phẩm.
* Mìn Claymore.
* Phi Trường Phượng Hoàng, Dăk-To, Tân Cảnh.





16/2/24

MỘT LẦN VỀ

 


"Quê hương rồi cũng mù khơi,
Từ đi biến dạng quên lời nhắn thăm".

14/2/24

UỐNG RƯỢU VỚI CỤ KINH KHA

 



UỐNG RƯỢU VỚI CỤ KINH KHA

Chở bậu vượt trùng-dương tầm Nước Vệ 
diện-kiến người vẽ sử đã bao năm
sạn đạo gập, gập-ghình có-có trễ
trăng mấy mồng may kịp ngắm trăng rằm.

Người đời tụng Kinh-Kha công hiển-hách
Tần-Thủy-Hoàng đâu chỉ mỗi một ông
giết không đặng tiếng vang xa mấy phách
số dân đen, tựa cá chậu chim lồng.

Kinh-đô Vệ tầm Kinh Kha không thấy
đồn-đồn rằng ông ấy đã vượt biên
Nước Yên có tự-do chạy qua đấy
Bậu và tôi trót lạnh-cẳng qua miền.

Kinh Kha gặp Kha Tiệm Ly kết bạn
ngày nối đêm đờn ca hát vui chơi
thân nhược tiểu, thân ly hương chán-nản
vục đầu vô hồ trường lãng quên đời.

Người Du Hiệp Điền Quang lòng độ lượng
dẫn Kinh Kha tiến cử Thái Tử Đan
chút hy-vọng từ đây tìm ra hướng
môn khách nhờ ăn ở đỡ cơ-hàn.

Đan Thái Tử bạn xưa cùng Doanh Chính *
Chính lên ngôi trở mặt chẳng hỏi han
cuộc cờ thế nghĩ mưu sâu lừa phỉnh
Tần tóm thâu, ép tiểu quốc quy-hàng.

Kế thích khách, Kinh Kha xin ra trận
đầu Ư-Kỳ, phản Tần sẽ đem dâng *
chủy-thủ giấu trong bản đồ dự sẵn
Tần Vũ Dương theo yểm-trợ ân cần *

Dao chủy thủ độc dược ngâm ủ kỹ
bày tiệc sang đưa tiễn vui càng vui
Đan Thái Tử lặng im nhìn tráng-sĩ
rượu kê môi, đắc ý chẳng ngậm-ngùi.

Người Du-Hiệp Điền-Quang ngồi tựa đá
mặt trầm-tư chìm vô cõi mông-lung
vài canh nữa sầu dâng tràn tấc dạ
Hiệp-Sĩ đi thích-khách đã anh hùng.

Người bạn hữu Kha Tiệm Ly lẳng-lặng
chẳng một lời ngầm tiễn-biệt Kinh Kha
chuông chùa xé màn sương khuya văng-vẳng
lá rơi hiên lạnh cóng xác trăng tà.

Men chếnh-choáng, bóng giai-nhân lởn-vởn
Kinh Kha ngồi cầm bút nhả câu thơ *
thân sấu-nhược dấn thân vô việc lớn
Dịch-Thủy trông biên-ải Triệu mây mờ.

Đêm khuya khoắc tiệt tàn giai-nhân ngủ
tiếng đờn câm tiếng sóng dội tê tâm
Dịch-Thủy bến xóm thuyền sương ấp-ủ
mái dầm đưa có tiếc đã đưa lầm.

Uống đi Cụ, đừng trầm-tư thêm mệt
nghe nói rằng - cụ giỏi vô phải không
đã giỏi võ - cớ chi đành chịu chết
chết dưới tay bạo chúa quả hận lòng.

Cụ có biết anh hùng Phạm Hồng Thái *
đã đánh bom Sa-Điện, giết giặc Tây
Châu-Giang sóng cuốn thân lưu danh mãi
Hoàng Hoa Cương nấm mộ khói nhang bày.

Kinh-Kha cụ thở dài, nghe tôi kể
môn-khách là - lệ thuộc có khác đâu
ông chủ khiến đi mần, thì không thể
đã ăn nhờ ở đậu phải lụy hầu.

Ta ái ngại, bởi người đời ca tụng
rất tự hào Phạm Hồng Thái xứ ngươi
thân ty-nạn chẳng qua nhờ ân-sủng
văn không hay võ nghệ múa gây cười.

Bậu nghe thấy ông Kinh Kha tự thán
có hiểu ra sự thật với lời đồn
đã mấy bận theo tôi bậu có chán
trong cuộc cờ, biết ai dại ai khôn.

Tôi chở bậu quay về nơi đất Mỹ
Nước Vệ chừ hòa vô cõi hư-vô
đời tỵ-nạn đất ruộng đâu có hỉ
nai lưng mần chai cứng bước lộ-đồ.

Trang Y Hạ
(Trích trong thi phẩm)

Chú-thích:

*- Doanh Chính tức là Tần Thủy Hoàng sau nầy.
*- Kinh Kha người nước Vệ, ông qua nước Yên và kết bạn với Kha Tiệm Ly, sau được Điền Quang giới thiệu làm môn khách cho Thái Tử Đan nước Yên.
*- Tần Vũ Dương đi theo yểm trợ cho Kinh Kha
*- Phàn Ư Kỳ, tướng thất sủng của Tần Thủy Hoàng trốn qua nước Yên làm môn khách cho Thái Tử Đan. Ông tự cắt đầu để Kinh Kha dâng vua Tần cùng với tấm bản đồ nước Yên để cho vua Tần tin mà cho Kinh Kha diện kiến.
*- Thơ của Kinh Kha:
Phong tiêu tiêu hề, Dịch thủy hàn
Trang sĩ nhất khứ hề, bất phục phản”.
Trang Y Hạ Tạm dịch:
(Gió gợn hiu hiu sông Dịch lạnh
Đã đi tráng sĩ chẳng mong về).
*- Phạm Hồng Thái trong phong trào Đông Du đã đánh bom Sa Điện hầu giết Toàn quyền Đông Dương Pháp Merlin, ngày 19.6.1924.

LỜI GIÓ MƯA

Viết Sử Viết Sự Thật

"Thời Đông Châu Liệt Quốc bên Tàu có bốn anh em viết sử là: (Thôi Bá, Thôi Trọng, Thôi Thúc và Thôi Quý). Họ đã để lại sự tích cho đời nhau về giá trị của một nhà viết sử.

Nguyên do:

"Quan đại phu nước Tề là Thôi Trữ lộng quyền giết vua Tề Trang Công, ông ta muốn che giấu sự thật tội giết vua với hậu thế nên ra lịnh cho quân Thái sử Thôi Bá viết vào sách sử rằng "Tề Trang Công vốn do bị bệnh sốt rét lâu ngày mà chết". Thôi Bá không nghe theo lời, và nhất quyết viết "Ngày ất hợi, tháng năm, mùa hạ, quan đại phu Thôi Trữ lộng quyền đã giết vua". Thôi Trữ nổi giận rút gươm ra giết chết Thôi Bá. Người em kế là Thôi Trọng lên thay, Thôi Trọng vẫn viết "Ngày ất hợi, tháng năm, mùa hạ, quan đại phu Thôi Trữ lộng quyền giết vua". Thôi Trữ giận dữ giết luôn Thôi Trọng. Người em kể là Thôi Thúc lên thay cũng viết đúng sự thật y như hai người anh đã viết và cũng bị Thôi Trữ giết luôn. Người cuối cùng là Thôi Quý lên thay cũng viết đúng sự thật mà ba người anh đã viết. Thôi Trữ cầm trang sử lên đọc và rất ngạc nhiên nên hỏi: "Ba người anh của nhà ngươi đều vì câu viết nầy mà bi ta giết chết. Vậy lẽ nào nhà ngươi lại không tiếc mạng sống của mình hay sao? Nếu như ngươi sửa câu này theo đúng ý của ta, ta sẽ tha chết cho". 

Thôi Quý thản nhiên trả lời: Người ta có thể giết chết người viết sử, nhưng người ta không thể giết chết được sự thật. Chép đúng sự thật là chức phận thiêng liêng của người làm sử, nếu trái chức phận, trái với sự thật mà ham sống thì chẳng thà chết còn hơn".

Thôi Trữ nghe vậy, đành không giết Thôi Quý nữa. Và cuối cùng là cả dòng họ Thôi Trữ bị tru di... Vợ chồng Thôi Trữ tự sát. Người con út là Thôi Minh ban đêm lén đào hố vội vã vùi xác cha mẹ rồi trốn sang nước Lỗ.".



8/2/24

UỐNG RƯỢU VỚI NÀNG XUÂN

 



UỐNG RƯỢU VỚI NÀNG XUÂN

Chiều len lỏi - xúi - cạn chiều đau nhức
đông bỏ hàn đón gió ấm hỏi thăm
xuân mơn-mởn vẽ màu bông thơm nức *
vạn thọ vui lếch-thếch dựa chỗ nằm.

hứa Bậu đối ẩm xuân đất lạ
phạch tìm chim với bướm đã bay xa
thích ngắm Bậu hả họng cười vang cả
xóm vắng vui hoàng-hôn níu chiều tà.

Nói có sách, mách chưa hề hứa ảo
không minh-linh ẩn rau cải đầy sâu *
sợi tơ vẽ áo giai-nhân đi dạo
tôi tập làm vương-đế với công-hầu.

Văn thơ sách không thể là hư-bút *
tình bách-niên không thể gọi huyền-hư
trăng cảm nguyệt dung-nhan trồi trồi sụt
chạy theo tiên mấy chặp đã đứ đừ.

Vu-thành đứng thở dài gươm giáo mác
cỏ ủ bờ chiến-lũy thấm phôi-pha
lệ quả-phụ nghẽn dòng qua mấy thác
trời thấu đau sương lấp kín san hà.

Xuân đối bóng chĩnh không không ai rót
Ngu Cơ nhìn Hạng Võ mắt rưng rưng *
én lầm-lũi ngang trời ngậm miệng hót
khúc ly hương gảy gảy lạc mấy vùng.

Bậu phương đó đợi tôi ngùi sương phụ
đã tới rồi thôi đừng có bi ai
đất hoán chuyển hỏi chủ đâu là chủ
đành đứng yên gió quái quét ngang mày.

Đất lạ dế ngậm tăm lùm lau sậy
mưa dầm đêm chưa thấm ướt cỏ cây
bờ vai trống Bậu ghì tươi tắn lại
tội tình chi than-thở kiếp nhân nầy.

Nàng xuân ghé ôm mai vàng sân trước
ở phương người ao ước có được chưng
tết đáo để cho châu-thân lượm được
một chút già khô tủy chẳng đặng đừng.

Tôi đưa Bậu ngắm bông mây trắng bệch
nở bên kia biển ngọt Bậu thấy không
ở bên nầy hai ta cùng vẽ tết
của ngày xưa ấm áp, ấm mấy mồng.

Trang Y Hạ
Quận Rosemead, Los Angeles. Xuân 2024.

* - “Xuân quang minh mị” (Ánh sáng mùa xuân, sáng đẹp).
* - Theo Hán Tự, chữ “Minh” (bộ trùng) là con sâu đục thân cây lúa, hút hết nhựa trong thân cây lúa và cây lúa chết khô.
Minh-Linh là loài sâu ăn lá rau cải.
* - “Sưu sách khô tràng” (Gắng hết sức tìm bới trong suy nghĩ - vắt óc để suy nghĩ).
* - Nàng Ngu-Cơ, vợ Sở Bá Vương Hạng Võ. Bà tự tử khi bị quân Lưu Bang vây khốn.




3/2/24

UỐNG RƯỢU VỚI CỤ LÊ LAI

 



UỐNG RƯỢU VỚI CỤ LÊ LAI
       (Khai Bút Đầu Năm Âm Lịch)

       Giáp-Thìn rồng nôn-nao,
       Đầu xuân khai-bút cồn cào ruột gan.

Tôi cõng bậu du-du vùng Mường-Một *
áp ngực đầy, áp sát bậu thích không
lưng chai cứng chẳng-chẳng nghe nhồn nhột
dễ mấy khi được cõng chạy băng đồng.

Bậu thử nhớ xứ Lương-Giang, xứ nọ *
Lũng-Nhai-Thề, lời thề vọng chưa tan *
gót quân giặc giày-giày ngàn mộ tổ
rừng Lam-Sơn cây đứng, thẳng-thẳng hàng.

Tôi cõng bậu lần dò người năm trước
cụ Lê-Lai hẹn cụ bấy lâu nay
hậu sinh nhớ soi-soi dòng sử lịch
kẻ hậu sinh đâu-đâu biết mặt mày.

Hồ-trường rót, rót tri âm tri-kỷ
kết vong-niên suy ngẫm vận thiên-cơ
men thơm bốc giục hồn ông Kỷ-Tín *
người cõi xưa chìm trong cõi xa mờ.

Bậu xớ-rớ chuốc rượu giùm, rượu ấm
ấm tình xuân thù-tạc đấng tiền-nhân
kế-sách giữ nước non đang hiểu
chuyện thắng thua tự cổ đã xoay-vần.

Thân nát bấy ngàn gươm đao hằn học
có sá chi, mai vàng ửng non cao
hai mươi mốt, ơn Lê Lai ghi nhớ *
chiến-địa đau xót từng giọt máu đào.

Mộng xâm lấn có khi nào chấm dứt
bóng giặc quen ẩn hiện ở quanh đây
lớp hậu-bối ai thế-thân cứu chúa
hào-kiệt ơi, vực dậy nước non này.

Cảm ơn Cụ chiêm-bao cho diện-kiến
Xuân mới tinh, khổ sở cũ chưa thuyên
sông trăm nhánh nhẹ dòng dong ra bể
hột phù-sa nặng hột lắng mọi miền.

Tôi cõng bậu trở về nơi lưu lạc
nhìn mặt nhau, nhìn giông giống hình nhân
người năm cũ năm nay đều ngơ ngác
nén nhang thơm vái tiên tổ ân cần.

Tôi cõng bậu trở về nơi hiện tại
đối-diện đây mỗi đứa ngụ phương xa
ngày tư tết ngóng chân mây cố-thổ
ngày hối đêm bông tuyết rụng la đà.

Trang Y Hạ

Chú Thích:
* - Mường Một, nơi Lê-Lợi và quân sĩ thua trận.
* - Huyện Lương-Giang, nơi sinh của Lê Lai.
* - “Hội Thề Lũng Nhai”. Thề cùng nhau đánh quân Minh.
* - Kỷ Tín, võ tướng của Lưu Bang. Lưu Bang bị bao vây ở thành Huỳnh Dương. Kỷ Tín giả làm Lưu Bang lừa Hạng Vũ nên Lưu Bang thoát chết.

* - Lúc sắp chết, Lê Lợi dặn phải giỗ Lê Lai trước. Lê Lợi mất Ngày 22/8/1433. Do đó dân gian mới có câu “Hăm mốt Lê Lai, Hăm hai Lê Lợi”.

Trong "The of Reason" của Triết gia Tây Ban Nha (George Santanaya) cuối thế kỷ 19, có nói:
- "Những kẻ nào không nhớ đến những chuyện xảy ra trong quá khứ thì thế nào cũng bị rơi vào hoàn cảnh tái diễn lịch sử".



26/1/24

MỘNG THU NGÂM THƠ

 





MỘT LẦN VỀ

 



MỘT LẦN VỀ

Tác giả: Trang Y Hạ

Mới đó mới đây vậy mà đã năm năm kể từ ngày về thăm mẹ lần trước. Ở tuổi già mà còn mẹ thì có gì quý hóa cho bằng. Thương biết bao những đứa trẻ mới chào đời đã không nhìn thấy mặt mẹ hoặc vừa mới lớn lên đã bị mồ côi bởi chiến tranh bởi bệnh tật, nghèo đói... Suy ra, trời đất cũng không hoàn hảo chút nào.

Lần về thăm mẹ lần trước vợ chồng tôi cũng phải chi tiêu dè xẻn bỏ ống heo mấy năm trời mới có "số vốn" kha khá! Kha khá có nghĩa là liệu cơm gắp mắm chứ có phải đại phú đâu mà về quê làm "việt kiều yêu nước" áo mão xênh xang tiền hô hậu ủng, “pháo nổ" rầm trời...! Muốn về vào tháng tết thì vé máy bay quá cao mua không nổi. Tôi nhờ con gái mua giùm, mua trước năm tháng thì giá rẻ hơn nhưng khổ nỗi cứ trông chờ từng ngày không khác gì án treo ở trên đầu, trên cổ.

Về quê thăm viếng chẳng lẽ đi tay không, cũng phải có chút ít quà. Bởi có thời gian nên vợ chồng tôi chờ những ngày cuối tuần, ngày lễ lớn hàng hóa giảm giá hoặc đợi ngày thứ ba hằng tuần giảm thuế cho người già thì vợ chồng tôi dắt nhau đi mua. Góp gió thành bão...!

- Về thăm bà nội kỳ nầy cha mẹ thích đi hãng hàng không nào nói cho con biết để con mua trên máy điện thoại cho nhanh? Hay là tiếp tục đi hãng Eva như lần trước?

Đứa con gái của tôi gợi ý như vậy. Tôi nói:

- Thôi các con ơi. Cha mẹ không muốn đi hãng Eva nữa đâu! Kỳ nầy cha mẹ muốn đi qua “Nam Hàn ” con chọn cho cha mẹ đi cái hãng nào cũng được miễn là đến Nam Hàn thì tốt.

- Nam Hàn chỉ có hãng "Asiana" nhưng qua đó cha mẹ phải "transfer" đợi đến sáu bảy tiếng đồng hồ mới có máy bay về Việt Nam. Lâu lắm! Hơn nữa về đến Sài Gòn (Tp/HCM) đã mười một giờ đêm. Khuya khoắc như vậy bà con đi đón cũng mệt mỏi, phiền phức!

Mấy đứa con gái trình bày như vậy.

Tôi ngồi im lặng suy nghĩ một lúc rồi nói:

- Nhưng... cha mẹ muốn ghé qua Nam Hàn lần nầy với mục đích là lúc quay trở về Mỹ sẽ xin đi theo đoàn du lịch do hãng Asiana tổ chức để ngắm Seoul tiện thể ghé thăm anh chị "sui" luôn thể.

Tôi nghe đứa con gái lớn quay lại nói thì thầm với hai đứa em của nó, mà tôi nghe loáng thoáng:

- Không biết cha bị... cái gì rồi đó? Ba chị em mình... còn đang đi học mà cha nói - có sui bên Nam Hàn nghĩa là sao?”.

Đứa con gái lớn quay lại nói:

- Chúng con chưa có chồng mà cha! Ai là sui gia ở bên bển vậy? Tôi nói:

- Các con sống ở Mỹ lâu quá bị "bưng bít thông tin" hết ráo thành ra chẳng hiểu mô tê chi! Bên quê nhà báo “Thanh Niên - Tuổi Trẻ" cho biết: “Nhà nước gả qua Nam Hàn, Đài Loan hàng nghìn nghìn cô dâu…”. Vậy cha dù là người Mỹ gốc Việt cũng coi như là sui gia với bên đàng trai (Nam Hàn, Đài Loan) rồi thì là cái gì?

Đứa con gái tôi lắc đầu cười:

- Cha là thi sĩ nên sức tưởng tượng quả là phong phú thật đó! Chúng con biết tỏng ý cha rồi, cha thèm ăn kim chi, thèm sâmthèm uống rượu "Soju" chính gốc bên Nam Hàn cho nên muốn sang bên đó ăn thử, uống thử thì có. Vậy mà còn bày chuyện thăm sui với gia!

Tôi cười vang, rồi nói:

- Đúng là không ai hiểu cha bằng con gái, nhưng chỉ đúng có một phần thôi. Cảm ơn các con!

Đứa con gái tôi nó nói tiếp:

- Cha xuống phi trường "Incheon" vào mùa đông lạnh ngắt, ngồi co ro mấy tiếng đồng hồ chán chết...!

Tôi cười và nói với mấy đứa con gái rằng:

- Các con ở Mỹ lại bị "bưng bít thông tin" nữa rồi...! Cha nghe mấy ông bạn của cha đã từng đi qua Nam Hàn cho biết sân bay incheon (nhân xuyên) lớn nhất Nam Hàn, đứng hàng thứ năm trên thế giới, cung cách phục vụ cũng đứng đầu thế giới. Sân bay cách khá xa thủ đô Seoul. Tại sân bay có nhiều nhà hàng khách sạn, phòng nghỉ; nhiều gian hàng với hàng hóa đa dạng, có sòng bạc cho những ai thích trò chơi đỏ đen, có sân golf, có thư viện, có khu công viên vui chơi giải trí, khu ăn uống rộng lớn. Khu mua sắm miễn thuế với đầy đủ các loại hàng hóa cao cấp. Một bảo tàng văn học Nam Hàn... Nghe nói mà ham.

Từ San Francisco ngồi mười mấy tiếng đồng hồ mới đến phi trường incheon, chưa tới tám giờ sáng (giờ Nam Hàn). Bánh máy bay vừa chạm xuống đường băng tôi mở cửa sổ nhìn ra bên ngoài thấy tuyết trắng xóa, tuyết được cào ra hai bên đường băng chạy dài trông như những con sóng. Sau khi làm thủ tục quá cảnh nhanh chóng, chúng tôi tìm cái số cổng chờ chuyến bay bay về Việt Nam để ngồi nghỉ chân. Đúng như lời bạn tôi nói. Sân bay rộng lớn như sân bay quốc tế San Francisco, các khu vực phục vụ hành khách thật tuyệt vời nhất là khách quốc tế quá cảnh rất đông. Tất cả các khu - vui chơi ăn uống mua sắm đều rộng rãi, sạch sẽ! Chúng tôi ăn một tô bún "Kim chi" với giá chín đô la. Nói chung tất cả hàng hóa kể cả rượu... hầu như đều bằng giá như ở San Francisco.

Chúng tôi để ý,... nhưng không thấy cô gái bán hàng hay nhân viên phục vụ tại phi trường là "cô dâu" người Việt lấy chồng người Nam Hàn. Họ ở đâu, nơi nào trên đất nước Đại Hàn Dân Quốc” lạnh lẽo nầy?

Trước giờ chờ lên máy bay về Sai Gòn (Tp/HCM) chúng tôi mới thấy một người phụ nữ người Việt ngồi ôm đứa con gái khoảng ba tuổi. Đứa bé gái nói tiếng Việt bập bẹ với mẹ, đôi khi chen lẫn tiếng Nam Hàn. Vợ chồng tôi lân la làm quen và được cô gái cho biết cô là người Hải Dương. Hai mươi sáu tuổi lấy chồng Nam Hàn. Chúng tôi không dám hỏi han về đời sống của các cô gái người Việt "làm dâu" ở xứ Nam Hàn như cô, chúng tôi sợ bị xúc phạm, sợ làm tổn thương đến hoàn cảnh của họ cho dù là lấy chồng ngoại với bất kỳ lý do nào cũng làm cho những người ở trong trường hợp như cô thêm tủi thân. Chúng tôi chỉ nói về thân phận ly hương của chúng tôi...! Dần dần cô gái cũng hòa nhập và tự nói ra những điều u ẩn của lòng mình. Cô nói:

- "Hầu hết những cô dâu Việt như chúng con đều xuất thân từ vùng nông thôn Miền Nam, một số ít Miền Bắc. Trình độ học vấn thấp lại không có nghề nghiệp trong tay cũng như ngoại ngữ, trong người chỉ có chút nhan sắc và tuổi trẻ. Hàn Quốc hay Đài Loan - những quốc gia nầy là những "con hổ, con rồng" đang vươn lên, nền kinh tế đang trên đà phát triển rất mạnh. Những người con gái Việt như chúng con kết hôn với những người đàn ông nước ngoài phần nhiều trong số họ cũng đã hơi luống tuổi, không có trình độ học vấn cao. Và cũng phần nhiều sống ở nông thôn, hoặc những người tàn tật không có tiền để cưới vợ! Chính những cô gái nghèo đói và thất học như chúng con là một thứ "hàng hóa" rẻ nhứt, rất vừa với túi tiền của họ, chỉ có một số ít cô gái có được sự may mắn đã gặp được người chồng có học lạitrong thành phố, được gia đình chồng thương yêu.

Thân gái dặm trường bơ vơ như chúng con lúc nào cũng nhớ cha mẹ, nhớ anh chị em, nhớ quê hương nhiều lắm. Cố gắng nhín nhịn chút tiền gửi về nhà trong những ngày đầu mới lấy chồng (ngoài số tiền cọc của đàng trai đưa trước khi cưới). Sau khi sinh con và vật lộn với cuộc sống nên gửi tiền về gia đình cha mẹ cũng không nhiều, và năm ba năm mới về thăm một lần... Khổ nghèo và thất học thì có con đường nào khác hơn nữa đâu để cho chúng con lựa chọn. Dù sao chúng con cũng tự nguyện mà!".

Cô ấy nói một hơi và ngưng lại khi đứa con gái "lí nhí" một câu tiếng Nam Hàn... Hình như đòi uống nước.

Tôi thấy vợ tôi ẵm đứa con gái, (cháu nó không sợ người lạ). Tôi lại thấy vợ tôi móc bao “lì xì” ấn vào tay “đứa cháu ngoại ngang hồng” của bà. Cô gái lễ phép cúi đầu cảm ơn (sau nầy vợ tôi cho biết là bà lì-xì cho cháu một trăm đô-la). Tôi hiểu tâm trạng của vợ tôi, vợ tôi ôm đứa bé vào lòng như ôm cháu ngoại của chính mình rằng chưa có cháu ngoại, gì thì cháu bé vẫn có dòng máu Việt Nam chảy trong tim từ mẹ của nó.

Một nỗi buồn mênh mông xâm chiếm tâm hồn tôi. Tôi quay qua hướng khác mà đôi mắt mờ mờ, ngân ngấn trong đôi kiếng lão. Vợ chồng tôi có ba người con gái, chưa "cô" nào chịu lấy chồng cứ mãi lo học, lo làm. Ngồi nơi sân bay "Incheon" nầy mà cứ ngỡ mình là "sui gia của bên đàng gái nghèo khổ bị sui da bên đàng trai giàu có làm ngơ chẳng ân cần đón tiếp"! Không đón tiếp bởi không môn đăng hộ đối. Một chai nước lọc cũng không thì có thì mong chi được đãi sâm thượng hạng hay mời ăn kim chi uống rượu Soju.

Tôi nghĩ quê hương Việt Nam nơi đó có: "rừng vàng, biển bạc" người phụ nữ Việt Nam thời chiến tranh chống Mỹ được vinh hạnh có tám chữ vàng: "Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang"! Vậy mà tại sao hàng nghìn người con gái của họ sau chiến tranh phải "sống làm vợ khắp người ta"? Từ: Nam Hàn, Đài Loan, Trung Quốc, Nga… Lớp con cháu đáng lẽ ra phải được hưởng vinh quang, độc lập tự do hạnh phúc” từ chiến của ông bà, cha mẹ đã tiêu diệt đế quốc Mỹ gian ác xâm lược đất đai biển đảo Việt Nam. Vậy thì cớ chi thế hệ con cháu của họ sau nầy phải mang một "sứ mạng" quá nặng nề đi lấy chồng ngoại quốc để đem tiền về đền đáp công ơn sinh thành dưỡng dục của ông bà, cha mẹ? Có phải đây là một cái lý do quá “hàm hồ” để đẩy hàng nghìn những người con gái còn quá ngây thơ vào con đường hôn nhân có tính cách mua bán. Mua bán bất chấp tình yêu, bất chấp thuần phong mỹ tục, bất chấp danh dự của một quốc gia dân tộc. Họ, (ngoại nhân) lột trần truồng các cô gái ra trước ống kính và những người ngoại nhân (chồng) săm soi gái trẻ như lựa cá. Những đồng tiền gửi về cho cha mẹ xây nhà, chữa bịnh, đã đánh đổi bằng nước mắt, bằng sự nhục nhã - thậm chí bằng máu với những cái chết tức tưởi bị người chồng đánh mà không một ai đứng ra chịu trách nhiệm. Hoặc sống dở, chết dở trong các động mại dâm trá hình mà báo chí, xã hội từng lên tiếng.

Tại sao? Tại sao lại là con gái mới đền ơn dưỡng dục cho cha mẹ? Vậy thì con trai ở đâu? Bộ con trai không phải con hay sao? Tại sao con trai không làm lụng giúp đỡ cha mẹ mà trút hết trách nhiệm lên con gái? Hỏi vậy cũng hay. Lớp thanh niên “dũng sĩ diệt mỹ” sau chiến tranh, một số còn sống sót trở về nhà trở lại cầm cày cầm cuốc thì nay cũng đã già, hơn nữa chữ nghĩa không có cho dù trên ngực đeo đầy huân chương, huy chương cũng không nuôi nổi gia đình. Chưa nói bệnh hoạn thương tật, với số tiền trợ cấp hằng tháng thử hỏi có đủ nuôi sống bản thân hay không? Như vậy, con trai hay con gái của họ sau chiến tranh cũng đều khổ không nhìn thấy tương lai.

Những người con trai sinh sau thời chiến tranh tìm mọi cách chạy ra nước ngoài làm thuê kiếm từng đồng gửi về cho gia đình gọi là “xuất khẩu lao động”. Họ muốn được "xuất khẩu lao động" thì phải cầm cố nhà đất cho ngân hàng hay chạy vạy vay mượn khắp nơi để đóng cho “cơ quan môi giới”... Nhưng một khi đã ký “hợp đồng” thì cũng như cá mắc câu. nước ngoài công việc làm chưa chắc đã ổn định. Tay nghề trí óc không có, chỉ làm bằng lao động tay chân, phập phồng lo sợ bị đuổi việc! Và nếu có việc làm thì đồng lương cũng bị khấu trừ để trả nợ ngân hàng, số tiền dư cũng không bao nhiêu.

Tuy nhiên, buồn hơn nữa là cách dùng chữ “xuất khẩu lao động”, nghĩa là giá trị con người ngang bằng với hàng hóa đem đi bán ra nước ngoài. Thực chất là đi làm thuê, đi làm mướn hoặc đi ở đợ cho người ngoại quốc. Tất nhiên những công việc đó toàn là công việc - dơ bẩn, nặng nhọc, nguy hiểm mà người ở các quốc gia giàu có sợ ảnh hưởng tới sức khỏe của họ, nên họ không làm.

Lần quay trở về Mỹ, vợ chồng tôi ghi danh đi theo đoàn du lịch do hãng phi cơ sắp xếp đi thăm thủ đô Đại Hàn Dân Quốc. Từ sân bay Incheon lên xe bus chạy thẳng đến Seoul. Mùa đông nhìn ra hai bên đường rừng cây trụi lá. Thời gian cho một chuyến thăm chỉ có hơn vài giờ do đó chủ yếu đi vào các trung tâm mua sắm... Vợ chồng tôi để ý nhưng không gặp một "cô dâu" Việt nào. Trong lòng rất mong muốn gặp đồng hương nơi xứ người để nói tiếng Việt cho thoải mái, nhưng thất vọng! Seoul với kiến trúc tân kỳ, tráng lệ và sạch sẽ, không thấy treo khẩu hiệu đánh Mỹ, đánh Nhật hay tung hô lãnh tụ. Hệ thống giao thông công cộng hoàn hảo không khác gì ở San Francisco.

Trở lại sân bay Incheon, tôi nhìn đồng hồ còn khoảng hơn hai giờ mới đến chuyến bay đi về San Francisco. Rất may vợ chồng tôi gặp một người thanh niên người Việt. Anh ta cho biết hiện ở tiểu bang Colorado, qua Mỹ lúc còn nhỏ. Anh ta về quê cưới vợ giới thiệu cô vợ người Huế còn trẻ, lần đầu đi xa nên trông cô ấy có vẻ buồn... buồn…! Anh ta nói tiếng Nam Hàn rất sỏi, ngược lại tiếng Việt thì nói lọng ngọng. Vậy là bốn chúng tôi kết thành một đoàn đi chơi vòng vòng trong khu mua sắm, khu ăn uống và khu vui chơi giải trí trong phi trường. Anh ta tự nhiên trở thành người thông dịch tiếng Nam Hàn miễn phí cho chúng tôi.

Người thanh niên nói:

- Mấy cô gái Nam Hàn chỉ đẹp ở trên phim, chứ ngoài đời thường thì không đẹp bằng gái Việt Nam. Tôi nói:

- Cháu dựa vào “tiêu chí” nào để so sánh? Người thanh niên nói:

- Con thường xuyên theo công ty công tác ở Nam Hàn nhiều lần nên con biết. Gái Hàn "mắt một mí" và kém yểu điệu thục nữ như gái Việt Nam ở nông thôn. Tôi hỏi nhỏ:

- Vậy cô vợ… của cháu, cũng ở nông thôn chứ gì?

Tôi không ngờ anh ta hãnh diện khoe:

-Thưa bác, Cha mẹ cô ấy người Huế nhưng vào Nam sau ngày "giải phóng miền Nam". Gia đình hiện Bạc Liêu, mần ruộng với cha mẹ. Gia đình cô ấy là gia đình "cách mạng". Cha cô ấy là bộ đội chống Mỹ cứu nước, nay đã nghỉ hưu! Tôi nói:

- Vậy cha cháu…? Tôi bỏ lửng câu nói:

Thật nhanh nhẹn anh ta nói:

- Cha cháu….! Cha cháu là “sĩ quan ngụy bán nước cho Mỹ Đế để lấy một bó đô la tiêu xài(cười). Ông di tản trước ngày ba mươi tháng tư năm một nghìn chín trăm bảy mươi lăm. Vậy còn bác thì sao? Tôi nói:

- Bác ở lại, hồ hởi phấn khởi đi tù sung sướng lắm (cười). Đi tù hay còn gọi là "học tập cải tạo” nhiều năm.

Người thanh niên quay nhìn tôi sững sờ! Và... muốn nói gì đó…? Nhưng tôi cười và nói tiếp:

- Ngụy hay Chân, cũng như bàn tay lật qua, lật lại. Thời gian là câu trả lời đó là lịch sử. Chẳng phải bây giờ cha cháu và ông già vợ “diệt Mỹ” của cháu đã là “sui gia” với nhau rồi còn gì...

Bất hạnh của dân tộc đã dẫn đến tương tàn bởi “chủ thuyết ngoại lai”. Người lính cầm súng chiến đấu ngoài mặt trận lúc nào họ cũng phải tuân phục mệnh lệnh của cấp trên. Người lính bị đẩy ra chiến trường chỉmột con tốt trên bàn cờ chính trị và tham vọng. Ai ở miền nào thì phải chấp hành mệnh lệnh theo vùng đó.

Bất hạnh của dân tộc đã dẫn đến tương tàn bởi “chủ thuyết ngoại lai”. Người lính cầm súng chiến đấu ngoài mặt trận lúc nào họ cũng phải tuân phục mệnh lệnh của cấp trên. Người lính bị đẩy ra chiến trường chỉmột con tốt trên bàn cờ chính trị và tham vọng. Ai ở miền nào thì phải chấp hành mệnh lệnh theo vùng đó.

Người thanh niên vẻ mặt buồn buồn, nói:

- Con hiểu tấm lòng của bác cũng như cha con. Cha con cũng hay nói với con rằng, hãy về thăm quê hương cho biết (quê hương miền Nam, một thời có tự do mọi thứ; có tư hữu ruộng đất…). Chúng ta không thích chế độ độc tài, nhưng người dân và đất nước vẫn tồn tại mãi mãi... Nhà cầm quyền thì nay còn mai mất. Dân Tộc Việt Nam thì không bao giờ mất.

- Uống một ly "Soju" với cháu được chứ bác? - Tốt thôi, Tôi cười, nói:

- Uống một ly "Soju" với cháu được chứ bác? - Tốt thôi, Tôi cười, nói:

- Bác thích hai món “Soju và kim chi” của người Hàn. Hai món nầy họ đã xuất cảng ra nước ngoài và thế giới rất ưa chuộng. Ở San Francisco bác hay đi vào phố người Nam Hàn để ăn món kim chi và uống rượu Soju nhưng giá đắt hơn ở đây.

(Thật ra thì rượu Soju cũng giống như rượu đế Việt Nam nhưng nhẹ độ cồn hơn, mùi vị thơm ngon ít nồng cay nên dễ uống. Rượu Soju có nhiều loại… Hơn nữa là trên thân chai rượu họa sĩ trang trí hình ảnh rất nghệ thuật và đẹp mắt).

Chúng tôi ngồi ăn uống và nhìn những chiếc xe cào dọn tuyết trên phi đạo. Tuyết vẫn rơi…! Tôi nói vui:

- Phải chăng rừng núi Nam Hàn quá lạnh, cho nên bắc Hàn không thể thành lập “Mặt Trận Giải Phóng Nam Hàn”? Đo đó mà đành chịu cảnh chia đôi đất nước lâu dài và bị - hai mươi bảy nghìn quân của “Đế quốc Mỹ xâm lược” cho tới hôm nay mà đành thúc thủ không cách chi “giải phóng” cho được. Rõ ràng là “Mỹ Đế đang xâm lược Nam Hàn” lâu dài phải không cháu trai…?

Người thanh niên nhìn tôi cười, nói:

- Bác chắc là thi sĩ…? Bác tưởng tượng hay thiệt đó!

Tôi cười và nói tiếp:

- Nhưng dù gì thì họ cũng đã là anh hùng. Phía Bắc Hàn tự hào có vũ khí nguyên tử… Họ thường xuyên hăm dọa làm cho “Đế Quốc Mỹ khiếp sợ”! Còn Nam Hàn tự hào là con hổ, con rồng Châu Á với nền kinh tế đứng hàng thứ mười trên thế giới. Những tập đoàn xe hơi, điện tử nổi tiếng khắp năm châu, như: Hyundai Heavy Industries, Samsung Heavy Industries, Kia Automotive Group, Deawoo, LG... Họ chế được phi cơ trực thăng, phi cơ phản lực, xe tăng, đại bác, hỏa tiễn, phi thuyền, vệ tinh… Ngành đóng tàu thủy của họ đứng hàng thứ tư thế giới. Đó là chưa kể các món ăn uống cũng như các loại sâm nổi tiếng. Kể không bao giờ hết các sản phẩm của họ.

Người thanh quay sang nói:

- Thưa bác. Con nghe cha con nói ngày xưa miền Nam (dù là chiến tranh do Bắc Việt khởi xướng) nhưng nền kinh tế vẫn đứng đầu một số quốc gia ở Đông Nam Á. Đã chế ra xe hơi La Dalat, viện nguyên tử ở Dà Lạt và các khu kỹ nghệ... Nam Hàn lúc đó còn nghèo khổ, thanh niên phải đi làm thuê ở các nước... Ông Lý Quang Diệu Thủ tướng Singapore còn nói “Sai Gòn là hòn ngọc viễn đông” phải không bác?

Tôi trả lời:

- Cha của con nói đúng đó. Chiếc xe La Dalat ra đời ở miền Nam, thì lúc đó gia đình Huyndai còn đang làm ruộng.

Người thanh niên nhìn tôi rồi nói:

- Thưa bác. Con đi công tác cho công ty tới Nam Hàn nhiều lần. Con thích món lẩu thập cẩm của họ. Món lẩu thập cẩm đó của người Nam Hàn dù người giàu sang hay người nghèo họ đều thích ăn như nhau, ngồi ăn bình đẳng như nhau - nhứt là giới trẻ lại càng thích ăn hơn nữa. Trong cái lẩu thập cẩm đó có thịt bò Nam Hàn, kim chi, các loại rau cải, nấm… Đặc biệt là có thịt heo đóng hộp “Spam” của Hoa Kỳ. Món thịt hộp Spam rất rẻ tiền nhưng là lại món ăn phổ thông không những ở Mỹ mà là toàn thế giới từ mấy thế kỷ trước cho tới nay. Sở dĩ người Đại Hàn Dân Quốc đưa thịt heo đóng hộp của Mỹ vào món lẩu của họ là họ tưởng nhớ trong thời gian chiến tranh với cọng sản Bắc Hàn, chính phủ Mỹ đã cứu sống người dân Nam Hàn bằng thực phẩm đồ hộp, có cái tên Spam.

Tôi nghe người thanh niên kể, tôi chợt nhớ có vài ba lần cùng con gái đi ăn lẩu Nam Hàn ở Khu Sunset San Francisco và có thấy thịt heo đóng hộp spam xắt nhỏ hình vuông ở trong lẩu. Như vậy người Nam Hàn biết ơn người Mỹ cũng như người Nhựt biết ơn người Mỹ đã cứu giúp đất nước của họ và họ không bao giờ quên cái ơn đó. Và tôi cũng nhớ câu nói của ông Lý Quang Diệu, ông nói rằng “Kẻ nào đánh Mỹ là ngu”.

Về đến phi trường San Francisco, ba đứa con gái ra đón, và hỏi kháy:

- Cha có gặp “cô dâu” Việt nào ở Nam Hàn không vậy hử cha...? Tôi cười, trả lời:

- Có gặp mà...! Cha mẹ có gặp một cô dâu lấy chồng Hàn tại sân bay Incheon. Vòng trở về Hoa Kỳ cũng tại sân bay Incheon có gặp một “cô dâu” lấy chồng người Mỹ gốc Việt.

- Lấy chồng người Mỹ gốc Việt có gì phải đáng nói đâu cha? Con gái tôi trả lời.

Tôi trả lời rằng:

- Đáng nói lắm chứ! Bởi cô dâu nầy là con của một ôngbộ đội diệt Mỹ cứu nước” (cười). Cô ấy lấy con trai của người “cựu sĩ quan ngụy bán nước(cười). Hai “cô dâu” nầy đều lấy chồng ngoại quốc nhưng ý nghĩa là hoàn toàn khác nhau.

Mấy đứa con gái của tôi cười, nói;

- Chúng con cũng là “con của sĩ quan ngụy” của cha nè(cười). Nếu cha thích sau khi tốt nghiệp chúng con sẽ lấy chồng là con trai của mấy ông Việt cộng. Mấy ông Việt cộng ngày nay đã tiến lên “xã hội chủ nghĩa” nên họ giàu lắm. Con cái của họ qua Mỹ học hành và mua nhà ở Mỹ. Trong số họ khi học xong phần nhiều không muốn về nước. Họ ở lại mua nhà, mua xe lấy chồng, lấy vợ. Đất nước Việt Nam “xã hội chủ nghĩa” sung sướng vậy mà ai cũng thích bỏ nước ra đi là tại sao vậy...? Việt kiều làm sao mà bì kịp sự giàu có của các ông Việt cộng phải không nà? Chúng ta ra đi định cư tỵ nạn với hai bàn tay trắng thì làm sao có thể so sự giàu có của mấy ông Việt Cộng đây?

Con gái tôi lái xe chạy thẳng tới phố người Nam Hàn. Tôi ngạc nhiên hỏi:

- Sao con chạy vô phố Nam Hàn làm chi vậy hử?

Cha quên rồi sao?

- Hôm nay là ngày sinh nhật của cha. Chúng con muốn đãi cho cha ăn món thịt bò nướng của Nam Hàn, món lẩu Nam Hàn và uống rượu Soju, ngon bá chấy bò chét. Chúng con cũng uống nữa! Tôi hỏi:

- Vậy thì ai lái xe?

- Cha khỏi phải lo, con đã chuẩn bị đâu vào đấy rồi.

Như vậy là tôi được tiếp tục được uống rượu Soju! Cảm ơn các con của tôi!

Đất nước Đại Hàn Dân Quốc hóa rồng là bởi: Họ không căm thù người Nhật, không căm thù người Mỹ. Họ không dựng “bia căm thù” căm thù người Nhật, người Mỹ. Họ không dạy học sinh của họ “lòng căm thù” người Nhật, người Mỹ. Họ không tốn tiền của cũng như không thí nhân mạng người dân của họ để đi “Giải phóng Bắc Hàn” người anh em đồng bào của họ. Ngược lại, họ lấy sách giáo khoa của người Nhật đem về dạy cho học sinh của họ (trừ hai môn: địa lý và lịch sử). Truyền hình hằng ngày họ chỉ dạy người dân làm kinh tế và học làm người. Họ cho hàng nghìn sinh viên qua Mỹ học làm phim ảnh, để rồi trở về sản xuất ra những bộ phim lịch sử, tình cảm mang đầy tính nhân bản với giàn ca sĩ, diễn viên xinh đẹp làm say mê hàng triệu người trên thế giới. Say mê đến nỗi một số giới trẻ tại Việt Nam “hãnh diện” cúi mặt xuống hôn lên cái ghế ngồi của Sao Hàn” - thần tượng mà họ yêu thích khi họ qua trình diễn tại Việt Nam. Như vậy đã quá đủ để nói lên sự thành công về mọi mặt của xứ kim chi.

Một chuyến đi để nhìn thấy sự thật của một đất nước Nam Hàn sau chiến tranh tan hoang nay đã vươn lên mạnh mẽ. để biết sự trỗi dậy của một dân tộc với trách nhiệm, với lòng tự trọng, với tinh thần yêu nước nồng nàn đã làm cho cả thế giới phải cúi đầu khâm phục. Tổng thống Đại Hàn Dân Quốc, ông (Park Chung Hee), chỉ cần mười tám năm [18] ông đã biến xứ sở Đại Hàn Dân Quốc - một xứ sở nghèo đói sau chiến tranh đã trở nên giàu có, và đã cho việc làm ra cả thế giới thay vì phải đi làm thuê nhục nhã như ngày xưa hoặc đi xin viện trợ của các quốc gia khác để sống. Chính tổng thống Park Chung Hee trong một chuyến viếng thăm nước Đức, người lao động Nam Hàn ra đón ông. Ông nhìn họ và nói “Tôi sẽ đưa các bạn trở về nước. Đại Hàn Dân Quốc chúng ta sẽ cho việc làm ra thế giới…”. Và ông đã giữ đúng lời hứa.

Người Hàn có hàng triệu người định cư ở Hoa Kỳ. Họ gắn bó với quê hương của họ, Họ gắn bó bởi đất nước quê hương có tự do mọi mặt… Bởi có một chính quyền trong sạch do chính lá phiếu người dân bầu chọn và chính quyền của họ luôn luôn đặt tổ quốc lên trên mọi quyền lợi cá nhân, đảng phái. Và hơn nữa là chính quyền biết lo cho dân bằng việc làm thiết thực chứ không dùng lời nói “sáo ngữ” dối trá để lừa gạt, thậm chí cướp đoạt đất ruộng tài sản của đồng bào cũng như đàn áp tự do ngôn luận.

Tôi không ca ngợi cho đất nước Nam Hàn không công. Bằng chứng là người Việt Nam hiện giờ có hàng trăm nghìn người đang làm thuê ở đợ cho người “Nam Hàn”; có hàng trăm nghìn cô gái Việt lấy chồng người “Nam Hàn”. Ngược lại có hàng trăm nghìn người “Nam Hàn” lại là những ông chủ giàu có của các đại công ty hiện diện khắp Việt Nam. Nam Hàn họ còn tài trợ xây cầu tặng không cho người dân Việt Nam.

Tôi thương cho người Việt Nam làm thuê trên đất Nam Hàn, đồng thời cũng làm thuê ngay trên quê hương Việt Nam cho người Nam Hàn. Tôi là người Việt mang quốc tịch Mỹ. Tôi vẫn cảm thấy xấu hổ, xấu hổ cho quê hương mà tôi đã sống một thời trong tự do, no ấm cho dù là chiến tranh.

Trang Y Hạ

Incheon 2012, những ngày mùa đông.