Thư viện

27/11/18

Đại Tướng Hoa Kỳ, Mac.Arthur với Nhật Bản



Đại Tướng Hoa Kỳ, Mac.Arthur với Nhật Bản

Trang Y Hạ

     Cho tới tận hôm nay… Giả dụ: Nếu có ai đó nói rằng: Đế quốc Mỹ vẫn còn xâm lược Nhật Bản, thì rõ ràng… Đế quốc Mỹ vẫn còn đang “Xâm Lược” Nhật Bản với bốn mươi nghìn quân lính hiện đang đồn trú.

       Ngày 2.9.1945. Nhật Hoàng Hirohito chấp nhận đầu hàng vô điều kiện bởi hai quả bom nguyên tử do không quân Mỹ thả xuống hai thành phố Hiroshima và Nagasaki... Lễ ký đầu hàng được tổ chức trên chiếc tàu USS Missouri của Hải quân Hoa Kỳ. Người chịu trách nhiệm giải giáp quân đội Nhật và ổn định nước Nhật Bản là: Đại tướng Hoa Kỳ Douglas Mac.Arthur . Mac.Arthur - là một vị tướng chẳng những có tài về quân sự, trong ông còn chứa đựng một “Tâm hồn cao thượng”  của bên chiến thắng…! Người Nhật chắc chắn sẽ giận ông và càng buồn hơn nữa bởi - Tướng quân Yamamoto tài ba của họ đã bị không quân Hoa Kỳ bắn rơi máy bay và tử trận trên bầu trời của quần đảo Salomon [Úc châu]

     Đại tướng Mac.Arthur  và quân đội Hoa Kỳ chiếm đóng Nhật Bản sau khi Nhật Bản đầu hàng với một sứ mạng khác – Sứ mạng đó là: Tái thiết và ổn định trật tự nước Nhật; xoa dịu nỗi đau bên thua trận bằng cả vật chất lẫn tinh thần. Do đó, mà tướng Mac. Arthur đã được người Nhật vinh danh là một trong mười hai danh nhân trong bảng “phong thần” của nước Nhật Bản. Quân đội Nhật bị thua trận - đầu hàng! Vậy thì cớ gì người Nhật lại đi vinh danh một vị tướng lãnh Hoa Kỳ tới “xâm lược và kèm kẹp”…?

Câu trả lời như sau:

     Tháng 8/1945, tướng quân MacArthur và quân đội Hoa Kỳ đặt chân lên đất Nhật bản. Cả nước Nhật Bản kinh hoàng, lo sợ và hoang mang cho sự tồn sinh của dân tộc. Trong lòng họ nghĩ là đất nước Nhật sẽ bị người Mỹ xâm chiếm vĩnh viễn. Mất nước là sự thật hiển nhiên không thể nào lấy lại được! Một sự nhục nhã cho quân đội Thiên Hoàng cũng như kiếm sĩ...! Họ nghĩ rồi đây người Mỹ sẽ trả thù…! [Bên phe chiến thắng được có cái quyền đó]. Dù sự trả thù nhiều hay ít, dã man hay nhân đạo mà thôi. Bởi chính bản thân người Nhật - họ cũng đã hiểu quá rõ những tội ác mà quân đội Nhật gây ra tại các quốc gia mà họ chiếm đóng - thậm chí họ đã đối xử tệ bạc với tù binh đồng minh Hoa Kỳ…!  [Phim “Cầu Sông Kwai”].

     Tướng Mac.Arthur mang quân đến Nhật Bản không phải để trả thù cho một “Trân Châu Cảng - ở Honolulu, Hawaii”  đã bị không quân Nhật Hoàng dội bom tan nát… - mà là: Đem lại Hòa bình, chính nghĩa, khoan dung độ lượng, dân chủ và phục hồi kinh tế cũng như tôn trọng danh dự cho nước Nhật. Mac.Arthur đem tới cho người dân Nhật không chỉ có vật chất, mà cái quý hơn hết đó là “Niềm Tin” của một quốc gia Hoa Kỳ văn minh, bác ái… Một bản hiến pháp hòa bình tự chủ, không áp đặt... Hoàn toàn không một chút hận thù hay khinh miệt bên thua cuộc. Nền kinh tế Nhật Bản sau chiến tranh rơi vào suy sụp: Các nhà máy phục vụ cho chiến tranh hoang tàn, công nhân thất nghiệp. Các khu kỹ nghệ cũng không thể hoạt động vì thiếu nguyên vật liệu… Thiếu gạo, dân chúng phải ăn độn: sắn, khoai… Nghị viên Quốc hội cũng phải ăn độn như vậy. Thuốc men không đủ để điều trị cho các nạn nhân…! Nạn đói bao phủ khắp đất nước Phù Tang. Đại tướng Mac. Arthur tận mắt chứng kiến trước nỗi đau khổ tang thương của người dân Nhật; của một đất nước Nhật Bản bại trận - Đại tướng Mac.Arthur thật sự cảm động. Tướng MacArthur viết thư trình bày với quốc hội Hoa Kỳ; với chính phủ Hoa Kỳ để xin cứu trợ và chính phủ Hoa Kỳ chấp thuận trợ cấp khẩn cấp cho chính phủ Nhật Bản gồm:

“Ba triệu rưỡi tấn lương thực, thuốc men cùng với hai tỷ Mỹ kim”

Không chỉ có chừng đó; chừng đó viện trợ chỉ là “cứu đói” ngay tức thì… Hoa Kỳ, sau này còn đổ hàng tỷ dollar nữa để vực dậy nền kinh tế Nhật. Và, cũng trong thời gian nầy, Hoa Kỳ gấp rút khai triển chương trình phục hồi Châu Âu ERP [European Recovery Program], hay còn gọi là chương trình.  Marshall với ngân khoảng khổng lồ - 173 tỷ dollar! Hoa Kỳ bí mật in đồng tiền Mark mới, gọi tắt là D - Mark và cuộc đổi tiền bắt đầu từ ngày 20.6. 1946. Liên Xô và Pháp từ chối lời đề nghị của Hoa Kỳ tái thiết nước Đức sau chiến tranh.

     Đại tướng Mc. Arthur - cam kết giữ lại chính quyền Nhật Bản - giữ lại và ân xá cho Thiên Hoàng. Đại tướng còn quan tâm tới từng số phận của người lính Nhật Bản dù thân thể còn lành lặn hay bị thương - tạo điều kiện để cho họ an tâm làm lại cuộc đời sau khi từ bỏ vũ khí chứ không truy tố hay treo cổ họ. Cho họ được quyền thờ cúng vong hồn những binh sĩ Nhật Hoàng đã chết trong cuộc chiến tại các chùa chiền. Đại tướng Mc Arthur cùng với mấy trăm nghìn lính Hoa Kỳ đã lấy thiện tâm, lấy tinh thần hy sinh phục vụ một cách tận tụy để chinh phục lòng người Nhật Bản. Tránh mọi va chạm hiểu lầm để cho người dân Nhật thấy rõ là đất nước của họ không bị Hoa Kỳ xâm lược... Thời gian sau khi Hoa Kỳ trao trả độc lập. Chính người Nhật cũng đã tự vấn lương tâm: “Nếu Người Nhật chiến thắng, thì người Nhật có làm được như người Mỹ…?”.

     Đại tướng Mac.Arthur bắt tay tái thiết Nhật Bản. Ông lập tức ra lệnh thả hết tội phạm chính trị - trong đó có nhiều Đảng viên Cộng sản Nhật bị chính phủ Nhật bắt giam.

     Đại tướng cho phép phụ nữ Nhật Bản lập hội. Soạn luật và công bố luật cho giới phụ nữ. Người phụ nữ Nhật Bản được bình đẳng với nam giới… Lần đầu tiên trong lịch sử Nhật Bản người phụ nữ được quyền bầu cử và ứng cử.

     Người dân Nhật lần đầu tiên biết thế nào là dân chủ, nên họ cảm thấy ngỡ ngàng, nhưng dần dà rồi cũng hiểu ra và chấp nhận nền - Tự do, Dân chủ, Nhân quyền!
   
     Đại tướng Mac.Arthur tuyên bố hủy bỏ lệnh - cấm báo chí của chính phủ Nhật áp dụng trong thời gian chiến tranh. Người dân Nhật Bản từ nay được tự do thông tin và tự do ngôn luận. Báo chí tư nhân được quyền phát hành.

     Đại tướng Mac.Arthur cho ban hành “Luật Công Đoàn”. Công nhân được quyền tổ chức các hội đoàn và công đoàn để tranh đấu quyền lợi cho chính mình. Đại tướng Mac.Arthur cho ban hành “Luật lao động”. Quy định giờ làm việc và tiền lương, tiền thưởng, tiền làm thêm giờ. Giờ nghỉ phép hằng năm. Thời gian nghỉ ngơi cho nữ công nhân sinh con…! Tất cả những Luật trên và các luật lệ khác đều ban hành trong năm 1945. Ngoài ra còn - Soạn Thảo Hiến Pháp: Năm 1946 - Soạn Thảo Hiến Pháp cho Nhật Bản:

     Ngày 3/2/1946, Đại tướng Mac.Arthur cùng các bên - dựa theo tinh thần hiến pháp Hoa Kỳ soạn hiến pháp mới cho Nhật Bản. Hiến pháp mới yêu cầu nội các chính phủ Nhật Bản phải được toàn thể cử tri chọn và bầu một cách - công khai, công bằng và tự do dân chủ… Nội các chính phủ Nhật phải hoàn toàn chịu trách nhiệm trước quốc dân. Ba tháng sau [tháng 5] liên minh cùng soạn bản hiến pháp hoàn thành bản dự thảo Hiến pháp. Tháng 10. 1946, Quốc hội Nhật Bản thông qua Hiến pháp. Tháng 11.1946 Thiên Hoàng cho ban hành Hiến pháp mới của Nhật bản cho toàn dân Nhật cũng như thế giới.

     Bản Hiến pháp - đã dựa vào giá trị dân chủ của Hoa Kỳ… Đó là bản Hiến pháp hòa bình đem lại hạnh phúc cho người dân Nhật thực sự. Nội dung hiến pháp chủ đích tối thượng là phục vụ quyền lợi cho công dân Nhật Bản, cho đất nước Nhật Bản. Các quyền căn bản là: Quyền ứng cử, Quyền bầu cử, Quyền tự do lập hội, Quyền tự do xuất bản báo chí, in ấn. Quyền tự do cư trú, Quyền tự do kinh doanh. Điều 9 trong bản hiếp pháp Nhật - từ bỏ quyền tuyên bố chiến tranh - chỉ giữ quyền phòng vệ... “Hiệp ước MỸ Nhật - Vì vậy ngay sau kết thúc Đệ nhị thế chiến, Thủ tướng Nhựt Bổn lúc bấy giờ là ông Shigeru Yoshida (nhiệm kì 1946 - 1954) đã đề ra một chánh sách mà sau này được gọi là "Học thuyết Yoshida" nội dung của học thuyết này bao gồm ba vấn đề trong đó nội dung quyết định dựa vào Mỹ về mặt an ninh. Năm 1951, tại San Francisco của Mỹ, bản văn Hiệp ước an ninh Mỹ - Nhựt đã được kí kết. Theo đó, Mỹ sẽ chịu trách nhiệm bảo đảm an ninh cho Nhựt Bổn, đổi lại Nhựt Bổn sẽ cung cấp một phần kinh phí tương đương 1% GDP của Nhựt.” Về Tư pháp - tất cả người dân Nhật được bảo vệ và công bằng trước Luật Pháp. Cảnh sát không được bắt, giam cầm người dân vô cớ một khi chưa được luận tội tại tòa án và phải có luật sư bào chữa.
    
     Cuối năm 1946. Quốc hội Nhật đã thông qua “Luật Cải cách ruộng đất”. Chính phủ Nhật Bản mua lại đất đai dư thừa của giới địa chủ, sau đó bán đất lại cho nông dân không có ruộng. Nông dân nào không có tiền mua đất, chính phủ cho vay tiền. Tất cả diễn ra không đổ một giọt máu. Người nông dân ai nấy đều có được một phần đất cho mình. Luật Cải Cách Ruộng Đất của chính phủ Nhật rất nhân bản. Không đổ một giọt máu.

     Tại Miền Nam Việt Nam chính phủ của Tổng thống Ngô Đình Diệm - trong chính sách “Cải Cách Ruộng Đất” cũng làm không khác Nhật Bản. Chính phủ mua lại đất của các địa chủ, chỉ chừa lại cho họ - một trăm mẫu. Số đất mua sẽ được phân phát cho nông dân. Sự khác biệt với Nhật Bản là ở chỗ - Chính phủ Ngô Đình Diệm không lấy tiền của nông dân vì họ quá nghèo! Lại cũng không đổ một giọt máu chứ nói gì tới việc giết người.


Lời Mở đầu Hiến Pháp Đệ Nhất VNCH viết:

” Tin tưởng ở giá trị siêu việt của con người mà sự phát triển tự do, điều hòa và đầy đủ trong cương vị cá nhân cũng như trong đời sống tập thể phải là mục đích của mọi hoạt động Quốc gia; “

Điều 20
Quốc gia công nhận và bảo đảm quyền tư hữu. Luật pháp ấn định thể thức thủ đắc và hưởng thụ để ai ai cũng có thể trở thành sở hữu chủ và để bảo đảm cho con người đời sống xứng đáng và tự do, đồng thời xây dựng nền thịnh vượng xã hội.

Điều 21
Quốc gia tán trợ việc nhân dân sử dụng của đẻ dành để thủ đắc nhà ở, ruộng cày, và cổ phần trong các xí nghiệp.

     Từ nguyên tắc Hiến pháp, chánh phủ lập ra chính sách:

     1/ Hữu sản hóa toàn dân thông qua ” Chương trình hữu sản hóa tài xế taxi “, ” Người Cày Có Ruộng “, : Khu Trù Mật “, ” Dinh điền “, ” Khẩn hoang – Lập Ấp ” …

     2/ Cộng Đồng Đồng Tiến – Lao tư Lưỡng lợi: Chủ nhân và công nhân ” kẻ có cơm – người có cháo ” chớ không để cho xãy ra cảnh ” người giàu nứt đố đỗ vách, kẻ lần hổng ra!” ” Chương trình Phát triển Cộng Đồng “, ” Hợp Tác Xã ” …

     Thời Đệ Nhị Cộng Hòa - Chương trình: “Người Cày Có Ruộng” vẫn tiếp tục thực thi - người nông dân nghèo vẫn nhận được ruộng miễn phí.

      Luật Giáo dục Nhật Bản cũng được ban hành vào tháng 3.1947. Mục tiêu giáo dục là: Tôn trọng quyền tư do cá nhân – yêu đồng loại – yêu hòa bình.

     Chính phủ Nhật Bản không kiểm soát giáo dục. Một Ủy ban Giáo dục do dân chúng bầu ra sẽ đảm nhận soạn thảo đường hướng giáo dục và in soạn sách giáo khoa. Tự lựa chọn giáo sư giảng dạy... Nền giáo dục Nhật Bản không bị “bên thắng cuộc” Hoa Kỳ áp đặt phải học theo cách giáo dục của Hoa Kỳ. Nhật Bản vẫn giữ nguyên - truyền thống văn hóa chữ viết, tiếng nói từ nghìn xưa... Hoa Kỳ không đồng hóa hay xóa đi văn hóa của người Nhật. Dân Nhật biết ơn Hoa Kỳ nên dốc lòng đào tạo hàng ngũ trí thức phục vụ quê hương đất nước và đã đưa nước Nhật tới phồn thịnh. Chính phủ Nam Hàn sau này đã bê y chang cách giáo dục của Nhật [trừ địa lý và lịch sử] đem về nước day cho học sinh Nam Hàn và rồi… Nam Hàn cũng đã đưa đất nước tới thịnh vượng cho tới ngày nay.

     Tại Miền Nam Việt Nam dưới thời đệ nhất cộng hòa và tiếp theo - nền giáo dục cũng được độc lập như ở Nhật. Một nền giáo dục nhân bản, yêu nước, khai phóng cộng với tiêu chí: Tổ quốc - Danh dự - Trách nhiệm. Từ đó, đã đào tạo ra đội ngũ trí thức khoa bảng phục vụ trong các lãnh vực - Khoa học, Kiến trúc, Y dược, Quốc phòng, Hành chánh và các bộ môn khác trong xã hội…. Môn: công dân giáo dục, Đức dục dạy cho con người biết giữ - Tư cách - Nhân cách - Đạo đức.

     Chính phủ Hoa Kỳ không “xâm lược” Nhật Bản, không đưa dân Hoa Kỳ qua Nhật sinh sống và đồng hóa người Nhật. Không đưa các đại công ty Hoa Kỳ sang "khống chế" nền kỹ nghệ của Nhật Bản. Hoa Kỳ trao trả nền độc lập cho Nhật Bản vào năm 1952 sau bảy năm “chiếm đóng” và đã lấy tiền thuế của chính người dân hoa Kỳ để tái thiết Nhật Bản trở thành một quốc gia giàu có.

     Ngày 16/4/1951, Tổng thống Harry Truman giải tán chức vụ “Tư lệnh quân chiếm đóng” để chuẩn bị trao trả nền độc lập cho Nhật Bản.Triệu hồi tướng MacArthur về nước. Nhật Hoàng Hirohima tới tiễn đưa và nói lời cảm ơn thật cảm động!

     Thủ tướng Yoshida của Nhật nói: “Tướng quân MacArthur đã cứu chúng tôi ra khỏi nỗi sợ hãi, lo lắng và hỗn loạn của thất bại để đưa chúng tôi vào con đường mới do ông xây dựng, chính Ngài đã gieo trồng hạt giống dân chủ trên đất nước chúng tôi để chúng tôi bước đi trên con đường hòa bình. Tình cảm ly biệt mà nhân dân chúng tôi dành cho Ngài không lời nào có thể diễn tả được.”. Người dân Nhật - Hàng triệu người túa ra đứng hai bên đường tiễn đưa Đại tướng Mac.Arthur trở về lại Hoa Kỳ trong tiếng hoan hô dậy trời và nước mắt.
    
     Xin nói thêm:
     Trước khi thả hai trái bom nguyên tử. Phía Hoa Kỳ đã rải - Sáu mươi ba [63] triệu tờ truyền đơn trên toàn lãnh thổ Nhật.

     Nội dung truyền đơn như sau:

    “Hãy đọc thật kỹ vì nó có thể cứu lấy mạng sống của chính bạn, người thân hay bạn bè của bạn.

    Trong vài ngày tới, một số hoặc tất cả những thành phố được liệt kê trong danh sách ở mặt sau truyền đơn này sẽ bị phá hủy bởi những quả bom của người Mỹ. Những thành phố này có các hãng xưởng, nhà máy lắp ráp chế tạo thiết bị quân sự.

     Chúng tôi quyết tâm tiêu diệt tất cả những trang thiết bị mà các phe phái quân sự đang sử dụng để kết thúc cuộc chiến vô nghĩa này. Nhưng, không may, những quả bom không có mắt. Vì vậy, theo các chính sách nhân đạo của Mỹ, Không quân Mỹ, chúng tôi không muốn làm tổn thương người vô tội, do đó chúng tôi cảnh báo và yêu cầu bạn hãy di tản khỏi những thành phố được liệt kê để cứu lấy mạng sống của chính bạn.

     Người Mỹ không chiến đấu chống lại nhân dân Nhật Bản, mà chiến đấu chống lại các thế lực quân sự đang sử dụng nhân dân Nhật Bản. Nền hòa bình mà Mỹ mang lại sẽ giải thoát cho người dân như các bạn đang phải sống trong sự áp bức của quân đội Nhật và đồng thời cũng có ý nghĩa mang đến một Nhật Bản mới tốt đẹp hơn. Các bạn có thể mang hòa bình trở lại bằng cách chọn ra những người lãnh đạo mới và giỏi, những người thật sự muốn kết thúc chiến tranh.

     Chúng tôi không thể hứa rằng những thành phố này sẽ được an toàn, một số hoặc tất cả sẽ bị phá hủy. Do vậy, hãy chú ý đến cảnh báo này và sơ tán khỏi các thành phố này ngay lập tức!”

     [Truyền đơn viết bằng tiếng Nhật]

     Rất tiếc rằng chính phủ Nhật Bản đã không tin nên không di tản dân chúng. Và, hai trái bom nguyên tử đã làm thiệt mạng - Hai trăm nghìn người.

     Hai quả bom nguyên tử của Mỹ đã tàn phá hai thành phố Nhật là: Nagasaki và Hiroshima. Nhật bản đầu hàng! Người Mỹ “tiếp quản” nước Nhật. Người Mỹ không đối xử bằng hận thù kèm kẹp - mà, bằng tình nhân ái, bao dung tha thứ và tôn trọng - lại còn rộng lòng bỏ tiền tỷ ra tái thiết lại nước Nhật thịnh vượng cho tới hôm nay. Hằng năm nhà trường Nhật Bản vẫn tổ chức cho học sinh tới thăm viếng hai thành phố bị bom nguyên tử, giải thích cho học sinh biết nguyên do nước Nhật bị Hoa Kỳ thả hai quả bom nguyên tử gây chết chóc cho hàng trăm nghìn người dân. Người Nhật Bản nhắc lại mốc lịch sử để tưởng niệm về một giai đoạn hào hùng của quân đội Nhật Hoàng trong thế chiến thứ hai… Và nỗi đắng cay cho sự bại trận của một đội quân đi xâm chiếm… Người Nhật Bản không khơi dậy lòng thù hận cho học sinh để trả thù người Mỹ. Người Nhật không dạy cho học sinh lòng hận thù người Mỹ. Người Nhật không xây “Bia Căm Thù” người Mỹ và cũng không lập “Viện Bảo tàng tội ác chiến tranh” do người Mỹ gây ra.

     Dù Hoa Kỳ không áp đặt bất cứ chuyện gì lên đầu người dân Nhật thua trận. Người Nhật vì lòng biết ơn mà chịu ảnh hưởng [tối thiểu...]. Đó là người Nhật Bản bỏ hẳn ngày tết âm lịch để theo tết dương lịch. Hay hơn nữa, là người Nhật Bản mạnh dạn thoát ra khỏi cái bóng “nho giáo” trì trệ để ngẩng đầu tiến sâu vào lĩnh vực khoa học  kỹ thuật… Lịch sử chứng minh rằng: Người Nhật bại trận bởi quân đội đồng minh Hoa Kỳ là một sự - May mắn và Hạnh phúc!

    Tiếc thay!
     Miền Nam Việt Nam [VNCH] thì không được “May mắn và Hạnh phúc” như Nhật Bản. Lịch sử vẫn là lịch sử và lịch sử có lý lẽ riêng của lịch sử…! Gần hai triệu người Việt Nam tỵ nạn tại Hoa Kỳ vẫn luôn mang ơn đất nước Hoa Kỳ đã cho tá túc… Đồng thời, luôn làm tròn phận sự của một người công dân Hoa Kỳ gốc Việt!

Trang Y Hạ
San Francisco, 2009




4 nhận xét:

  1. Hòa bình- Chính nghĩa- Khoan dung, những điều kiện cần thiết để tạo dựng và phát triển nền dân chủ, là điểm tựa tạo dựng Niềm tin, lòng Biết ơn và sự Ngưỡng mộ của dân tộc Nhật Bản dành cho tướng Mac. Arthur- vị tướng của Mỹ, quốc gia đãbỏ 2 quả bom nguyên tử xuống đất nước họ, gây ra bao tang thương, tổn thất kinh tế. Vậy, cớ chi họ lại yêu quý và tôn vinh ông?
    Lời giải đáp nằm trong bài viết trên của tác giả Trangy Hạ. Gọi là câu trả lời cũng chưa đủ, bởi bài viết còn là một bài học kinh nghiệm quý báu về cách ứng xử của hai đối thủ thời hậu chiến. Sứ giả hòa bình đã đả góp phần xóa bỏ hận thù và hai nước bắt tay nhau kiến thiết, cải tạo lại nước Nhật đạt được những thành tựu vượt bậc về kinh tế và hiện tại họ vẫn kề vai sát cánh cùng bảo vệ chủ quyền nước Nhật trên biển Đông.
    Thiết nghĩ đây là một cách ứng xử khôn ngoan, lãnh đạo Nhật Bản đã đặt lợi ích của dân tộc lên trên hết. Bắt tay với Mỹ để tăng thêm sức mạnh quân sự, để cùng phát triển kinh tế.
    Ngẫm nghĩ lại, những người cộng sản Việt Nam đặt hận thù lên trên quyền lợi của dân tộc, sau 43 năm vẫn cứ căm thù, lên án đế quốc Mỹ và tay sai, bỏ qua nhiều cơ hội hợp tác rất có lợi cho đất nước và dân tộc. Đúng như kết luận của tác giả:"Người Nhật không xây “Bia Căm Thù” người Mỹ và cũng không lập “Viện Bảo tàng tội ác chiến tranh” do người Mỹ gây ra.". Đó là cái May mắn mà người dân Nhật có được nhờ tầm nhìn của các nhà lãnh đạo tuyệt vời của nước họ.

    Trả lờiXóa
  2. Thu hương bởi vì cả dòng họ mày và đám đu càng chỉ quen thói bợ Mẽo để kiếm chút cám thừa heo Mẽo ăn dư

    Trả lờiXóa
  3. Sinh le xuan cs sợ người dân nói sự thật, bợ TC và đu Tập bảo vệ quyền lợi nhóm cs mặc tình đất nước này có ra sao. Huấn luyện một lũ chó san chuyên đi đánh hơi và "sủa bậy, cắn càn" để đuocquẳng cho chút cơm thừa, canh cặn. Dòng họ tôi từng che giấu, đi theo cs và hiểu rõ hơn ah hết thế nào là mị dân. Anh là lớp sinh sau đẻ muộn, vì miếng ăn mà nhằm mắt sủa những bài đã thuộc. Vậy mới nhục!

    Trả lờiXóa
  4. Nay cả thế giới đi trong tăm tối nên Covid-19 hành hại 2 năm qua và liên tục biến tấu.

    Trả lờiXóa