Thư viện

8/5/24

BUỔI SÁNG, MƯA - NGỒI TRONG QUÁN

 



BUỔI SÁNG, MƯA - NGỒI TRONG QUÁN

Cô gái núp hiên mai ngại giày ướt
gió vô-duyên, thổi tóc quyện mây đen
cây dù rộng bất lực buông cô chủ
nước bủa vây, chẳng giúp quả có hèn.

Chân trời mịt, hột gieo to lẫn nhỏ
hột vừa vừa, hột lấm tấm chen nhau
cơn gió nhỏ, gió to, gió vừa hắt
mưa cổ thời, mưa mới độ chung màu.

Chợt ngẫm nghĩ, nàng Kiều sầu Ngưng-Bích
sóng vỗ giường mắt trắng bệch ai thăm
tân toan giọt, đêm thấm tràn quê cũ
nhát dao đời, trăm nhát cứa băm-vằm.

Đôi khi nghĩ, phải chi là giọt nước
rưới ruộng cha, rưới thấm mảnh vườn khô
Mẹ thôi gánh đôi thùng xin khắp chốn
bầy cá vui sinh-sản khắp sông hồ.

Ngụm một ngụm cà-phê vị chua loét
thèm canh chua Mẹ nấu, tìm đâu ra
mưa xứ lạmưa về con lạch
hãy nhắn giùm, đã trót bỏ quê nhà.

Quán lạ đế lạnh hồn thèm rượu đế
rót lưng ly xua sương quện ngày đông
đám cỏ dại siêng nở bờ công-sự
đêm ngủ hầm mơ ước ngắm bông hồng.

Chân vẫn dính đôi giày quen đất đỏ
Từ KonTum, lặn-lội Tou-mơ-rong
sương Dakpek, âm u trời Ben-Hét
mưa DakTo, Tân cảnh nắng sưởi lòng.

Ngồi quán sớm vẽ ra bông dĩ-vãng
Bậu là bông quá-khứ hãy còn tươi
vaim nhách nghe ra còn nằng nặng
đáy ba-lô thư giấu một bóng người.

Rời quán vắng hột mưa dường quyến-luyến
dù nào che, che hết cảnh tái-tê
mưa nghịch-ngợm thổithân mảnh tuyết
tai vẳng nghe trời đất mở đường về.

Nhìn quán nhỏ thân quen lạ vẫn lạ
đi về nhà sực nhớ nhà người ta
nửa thế kỷ vòng vo chân còn vững
chưa lên voi xuống chó, nghĩ thiệt là.

Trang Y Hạ.

Lời Gió Mưa:

    Từ lâu nay, một số người tự nhận là "Việt Kiều" và được (phong) cho là "Việt Kiều Yêu Nước" - mặc dù đã là công dân (có quốc tịch) ở quốc gia đang cư ngụ "tỵ nạn". Vậy thử tìm hiểu Việt Kiều qua Tự điển Hán Việt như thế nào:

  - Việt kiều -  Theo Từ Điển Thiều Chửu định nghĩa chữ Kiều như sau: Kiều (Bộ Nữ) là: - Giai nhân đẹp. Chữ Kiều (bộ mộc) là: - Cây cầu. Chữ Kiều (Bộ cư) "Người ăn nhờ ở đậu, ở nhờ vùng khác, làng khác hay nước khác gọi họ là kiều cư, kiều dân". Bộ (khẩu). Kiều là một cái cây cao. Kiều là đẹp, duyên dáng "Kiều nữ, Yêu kiều".

Chữ Bào (Pào). Hán Tự có hai nghĩa: 1 – Cái áo khoác bên ngoài. 2 – Cái bị, cái bì, cái bao, cái bào thai.

Không có chữ nào gọi là “Kiều Bào” ở trong Tự-Điển.

Việt Kiều là những người Việt mang quốc tịch Việt Nam sống nhờ ở các quốc gia khác, chứ không phải nói các công dân các quốc gia khác có gốc Việt.
Chữ Bào (Pào). Hán Tự có hai nghĩa: 1 – Cái áo khoác bên ngoài. 2 – Cái bị, cái bì, cái bao, cái bào thai.

***

Chữ Mới Lạ:
   

Bây giờ người ta viết, nói nhiều chữ mới lạ lắm. Nào là: "Con nhang, Con tuổi, Con facebook, Con chữ, Con học sinh, Con nhà, Con Xe, Con sân khấu, Con Iphone, Con đặc sản...". Viết ngược Mạo Từ (Cái - Con). Câu văn, Câu thơ, Câu hát, Câu ca, Câu Ca dao, Câu hò, Câu vè…, thì gom lại nói "Câu chữ"... " Thỉnh thoảng thì viết “Thi thoảng”. (Chữ thi trong tiếng Hán có âm khác là xác chết, "cương thi"). Mệt mói, chán nản, buồn chán, thì nói “Hoang hoải”. Qua lại, trao đổi thì nói “Tương tác”. Đường hai chiều (ngược, xuôi), thì nói "đường song hành". Dùng thứ chữ Hán Việt lộn xộn… Rồi, nào là: Cá thể - trâu, bò, heo, gà, vịt, ngỗng...". Hai người thì nói "Cặp đôi"; Hay hơn nữa, còn nói: “Nam cá nhân”, “Nữ cá nhân”. Đi hớt tóc thì nói đi “Cắt quả, Quả đầu đầu ”… Hột vịt lộn, thì nói "Quả vịt lộn". Đánh người thì nói: “Tác động vật lý”. Tất cả chữ đó không nằm trong Tự Điển Tiếng Việt & Hán Việt.

     Nhạc phẩm "Để Trả Lời Một Câu Hỏi" của Nhạc sĩ (Trúc Phương), có câu: "Từ bàn tay tiên nắn nót từng nét gửi cho anh, để anh vui bước đường quân hành...". (Nét có nghĩa là chữ - nét chữ. Chẳng lẽ sửa (Nét) ra "CON CHỮ"?

     Nhạc phẩm "Tình Thư Của Lính"của Nhạc sĩ (Trần Thiện Thanh) có câu: "Thư của lính ba lô làm bàn nên nét chữ không ngay...". Chẳng lẽ sửa lại "CON CHỮ"?




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét