CHỮ PHƯỜNG TRONG ĐỜI
SỐNG
Tác
giả: Trang Y Hạ
Trong cuộc sống
hằng ngày, từ (cổ tới kim) - hễ nói địa danh thì địa
danh gần gũi nhất đó là “phường”. Phường ở đây,
nói về hành chánh là một đơn vị thấp nhất ở trong
xã hội không chỉ ở Việt Nam mà ở cả bên Tàu. Phường
đã có lịch sử, lịch sử văn thơ từ rất lâu đời.
Ngoài phường thì còn có: Thôn, Ấp.
Vậy tóm tắc chữ Phường như sau:
Chữ “Phường” nguyên gốc là Hán Việt & Hán Nôm, thuộc Hán Cổ, Việt Cổ, có nhiều nghĩa cả chữ viết cũng có số nét khác, (Hán Nôm có tới Ba Chữ Phường có nét khác nhau). Trong bài nầy, chỉ đề cập tới hai bộ chữ Hán có dính líu tới chữ Phường, đó là: “Bộ Thổ & Bộ Ngư”.
Bộ Thổ: Phường, một âm khác là (Phòng).
Phường chỉ về đơn vị hành chánh. Theo tài liệu xa xưa, thì phường chỉ áp dụng trong kinh đô, trong thành quách, trong châu huyện. Bên ngoài thì gọi là thôn, ấp... Ví dụ như: Kinh thành Thăng Long cũ gồm có ba mươi sáu [36] phường. “Khán khán ai bộ thậm khẩn, các xứ thôn phường giảng động liễu”. Tạm hiểu (Tình hình bắt bớ gấp gáp, xóm phường đều bàn tán xôn xao). Trích: Thủy Hử.
Phường là một tổ chức, thời “phong kiến” gồm những người có đầu óc kinh doanh buôn bán hay cùng một nghề nghiệp thủ công nhưng không thể tự đứng ra hành nghề đơn độc. Do đó họ phải liên kết lại gọi là Phường dựa nhau làm ăn mà không sợ kẻ khác ức hiếp. Ví dụ: (Phường chèo, Phường hát, Phường vải, Phường nón, Phường thợ săn…).
Ông bà ngày xưa có câu: “Buôn có bạn, bán có phường”. Tục ngữ đã nhắc nhở khi làm ăn, buôn bán - phải biết hợp tác với nhau để tồn tại và phát triển, nếu mạnh ai nấy làm vì cái lợi nhỏ – sớm muộn sẽ nhận lấy hậu quả thua lỗ. Trong lãnh vực buôn bán vẫn có nghệ thuật có cộng hưởng, nhân ái chứ không thể đứng một mình mà thành đạt. “Buôn có bạn, bán có phường, Làm ăn có xóm, có làng mới vui”. (Ca Dao).
Phường là: Cao ốc, biệt thự, dinh thự, đình miếu xây dựng để ghi ơn công lao của các bậc hiền tài ở làng mạc. Đó là “Trung Hiếu Phường” và “Tiết Nghĩa Phường”.
Phường là: Trường, sở, nhà dành riêng cho các chương trình hoạt động nào đó, gọi là: “Tác Phường”, có thể xem đó như một xưởng chế tạo, chế tác...
Phường, một âm khác là “phòng”, như đê điều phòng lũ lụt. Trong “Chiến Quốc Sách” (Tần Sách), có câu: “Trường thành cự phường, túc dĩ vi tái”. Tạm hiểu: (Trường thành và đê lũy lớn, đủ làm quan tái), hoặc: “Dĩ phòng chỉ thủy, dĩ câu đảng thủy”. (Lấy đê ngăn nước, lấy ngòi dẫn nước). Mục đích chung là phòng vệ, cố thủ phòng vệ biên giới, phòng trộm cướp, phòng hoạn nạn. “Thiện phòng giả thủy dâm chi”. (Giỏi đắp đê ngăn nước ngập lụt). Đỗ Phủ, có câu: “Hoặc tòng thập ngũ bắc phòng Hà, Tiện chí tứ thập tây doanh điền”. (Có kẻ năm mười lăm tuổi đi ra bắc phòng giữ đê sông Hoàng Hà, Đến năm bốn mươi tuổi đi khẩn ruộng ở phía tây). Chữ Lũy có một âm là: “Quấn quýt”.
Phường, chỉ về một nhóm người có hành vi lưu manh, bất hảo, du thủ du thực chuyên đi quấy rối trật tự trị an thậm chí ăn cắp, ăn cướp hiếp đáp người dân lành rất đáng khinh bỉ và nguyền rủa, như: “Phường thảo khấu, Phường đá cá lăn dưa…”. Trong truyện Kiều có câu: “Con này chẳng phải thiện nhân. Chẳng phường trốn chúa, thì quân lộn chồng. ”. Hoặc: “Tình cờ chẳng hẹn mà nên, mạt cưa mướp đắng đôi bên một phường”, và hoặc: “Những phường giá áo túi cơm sá gì”. Chữ phường nầy cũng đồng nghĩa với “Lũ, Bọn, Tuồng, Hội”.
Tuy nhiên, không hẳn chữ “phường” hoàn toàn xấu mà còn có ý hay - dùng để nói lên tính cách phô diễn, so sánh. Chẳng hạn như câu Kiều: “Nàng rằng: Trộm liếc dung quang, Chẳng sân bội ngọc cũng phường kim môn.”.
Phường là cửa tiệm, như: Trà Phường, (Tiệm Trà). Phường Tứ” (Hiệu Buôn).
Phường: (Động Từ): Trở Ngại, Ngăn trở, Nguy hiểm. Còn có âm khác là “Phướng”.
Bộ Ngư:
Chữ Phường trong Bộ Ngư “Phồn Thể”, là: Con cá. Trong chữ “Giản Thể” là: Con cá mè, Con cá Phường. Từ đó mới có câu: “Thế hào ngư nhục hương lý”. Tạm hiểu: (Kẻ cường hào thường hay hà hiếp dân lành).
Như đã nói, – phường là đơn vị hành chánh cuối cùng trong hệ thống hành chánh, (dù mang tên hay mang số) dù không ảnh hưởng nhiều hay sâu đậm về mặt lịch sử, địa dư. Biết vậy nhưng vẫn có các tên phường đã có từ hàng thế kỷ, trải qua nhiều biến thiên thay ngôi đổi chủ tên tuổi vẫn còn giữ; (còn giữ trong lòng người). Ví dụ: Phường Bến Nghé, Phường Da-Kao… (Số tên phường đó đã có từ thời Triều Nguyễn).
Từ cổ tới kim mỗi khi có một triều đại mới nổi lên là có thay đổi địa danh, địa dư (chia ra, hợp lại). Chia ra, nhập lại vì lý do lưu thông, kinh tế, quân sự mà vẫn giữ tên gốc thì không cần phải bàn. Xóa bỏ địa danh lịch sử vì lý do “Chính Trị”, nhằm mục địch “Trả Thù” triều đại cũ, chế độ cũ không cùng chí hướng, không cùng chủ thuyết “ngoại lai” thì thật là tệ lậu và đáng tiếc.
Xóa bỏ địa danh hành chánh lâu đời không hẳn là chỉ mất địa danh mà còn mất đi “giọng nói” – dù giọng nói còn đang nói và sẽ còn nói... - nhưng các thế hệ mai sau không biết giọng nói của mình ở vùng nào (trên giấy tờ). Ví dụ: Mất Tỉnh Quảng Nam, Mất Tỉnh Quảng Bình, Mất Tỉnh Thừa Thiên, Mất Tỉnh Phú Yên, mất Tỉnh Kon Tum… Đó là chưa kể tới Ca dao, Tục Ngữ, Văn, Thơ, Vè, Phú cũng như thổ sản ở mỗi nơi.
Thời đại Computer, người ta quản lý nhân sự, quân sự, kinh tế, khoa học kỹ nghệ, giáo dục, y tế...- bằng kỹ thuật số rất nhanh gọn chính xác không cần xử dụng một số lượng lớn công chức hành chánh quá đông, ban bệ công sở vật chất tốn kém nặng nề từ trung ương cho tới địa phương làm hao tốn ngân sách. Vậy nói, xóa bớt Tỉnh, xóa bớt Huyện, xóa bớt xã, phường - nhằm giảm nhẹ bộ máy hành chánh là không thuyết phục.
Ở Việt Nam lâu nay luôn tồn tại hai guồng máy “đảng và nhà nước”, song song với hàng với chục triệu công chức ăn lương. Mỗi guồng máy đều có ban bệ văn phòng dinh thự rất cồng kềnh và tốn kém.
HÃY XÓA BỚT CÔNG CHỨC, ĐỪNG XÓA BỎ ĐỊA DANH LỊCH SỬ ĐÃ TỒN TẠI TỪ LÂU ĐỜI.
Phường hay thôn, ấp là nơi chứng nhận “Hộ-Tịch” trên tờ giấy khai sanh khi chào đời, giấy khai tử khi lìa cõi đời. (Cả hai loại giấy đó không tự bản thân làm được). Phường, thôn, ấp là địa chỉ cuối cùng để “Đi và Về”. Chính nơi đó hiện hữu tổ tiên ông bà cha mẹ anh chị em cô bác dì chú, mồ mả, bạn hữu - tình làng nghĩa xóm - cũng như kỷ niệm học trò và tình yêu trai gái hẹn hò khi bước vào tuổi mộng mơ.
LỜI GIÓ MƯA:
Đọc Báo Đảng:
Sau ngày đổi tiền ở miền Nam,
Tờ - Sài Gòn Giải Phóng (số ra hôm 27 tháng 9 năm 1975) đã viết như sau:
“Nhiệm vụ của đồng bạc Sài Gòn (là) giữ vai trò trung gian cho Diệm xuất cảng sức lao động của đồng bào ta ở miền Nam cho Mỹ. Làm trung gian để tiêu thụ xương máu nhân dân miền Nam, làm trung gian để tiêu thụ thân xác của vô số thiếu nữ miền Nam, làm trung gian cho bọn tham nhũng, thối nát, làm kẻ phục vụ đắc lực cho chiến tranh, làm sụp đổ mọi giá trị tinh thần, đạo đức của tuổi trẻ miền Nam, làm lụn bại cả phẩm chất một số người lớn tuổi… Nó sống 30 năm dơ bẩn, tủi nhục như các tên chủ của nó, và nay nó đã chết cũng tủi nhục như thế. Đó là một lẽ tất nhiên, và đó là lịch sử… Cái chết của nó đem lại phấn khởi, hồ hởi cho nhân dân ta.”.
Thế nhưng đồng tiền VN hiện giờ so với tiền CamPot và Lào thì thấp hơn.
Trang Y Hạ
(Sưu Tầm).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét