Những
Đêm Ngày Di Tản
Trang
Y Hạ
Ngày
chuẩn bị về tỉnh để thi lấy cái bằng Tiểu Học.
Trong lòng tôi vừa mừng vừa lo... Mừng là được về
phố! Lo là lo
không biết có đậu hay không? Bởi vì,
dầu
gì tôi cũng là người ở quê - lạ nước, lạ cái không
đủ tự tin và bình tĩnh thi thố tài năng cùng các "sĩ
tử" thành phố. Vào phòng thi, tôi nhận được chỗ
ngồi số 217.
Tôi
là dân Quảng Nam phát âm chữ Tay với chữ: Tai -, phân
giọng rất rõ ràng, không như người miền khác phát âm
cùng một giọng... "tay" như nhau. Sau đó là chữ:
"nếp gấp" ? Tôi không biết chữ nếp gấp là
chi ? Người nhà quê mà...! Và tôi cũng không phân biệt
được chữ Tay và Tai để hiểu ra ý nghĩa câu văn trong
bài văn thi qua giọng đọc chính tả của ông Thầy phát
âm theo
giọng
Bắc ! Vậy là môn chính tả tôi mất điểm. Cuối cùng
tôi không đậu
bằng Tiểu Học mặc dầu tôi là học sinh giỏi về
môn văn.
Đó là chuyện của tôi thời tiểu học - xưa quá rồi !
Hôm
nay tôi cùng gia đình chịu cảnh người "chạy giặc"
từ quận Dakto xuống, được cho xếp vô ở trong trường
tiểu học Phan Chu Trinh, Kontum. Trời xuôi đất khiến thế
nào mà gia đình tôi lại ở đúng cái số phòng ngày xưa
tôi đã từng ngồi thi. Kỷ niệm cay đắng xưa bỗng hiện
về...! Và hình ảnh cô bé ngồi thi bên cạnh thuở ấy...
không biết hiện giờ cô
ấy ở
nơi đâu?!...
Dòng
Dakpsi ướp tuổi thơ đã thấm
cồn
giữa sông cát trắng khỏa mây chiều
nắng
hạ chiếu cánh chim sà thâm thấp
chừ
xa nhau gió đẩy bóng xiêu xiêu !
Kontum
bây giờ càng ngày càng co cụm bởi mất quận Dakto. Mất
quận Dakto là coi như mất gần phân nửa tỉnh vì trước
đây - năm 1965 đã mất quận Toumorong và Dakpek. Người
dân các nơi chạy về tỉnh lỵ tỵ nạn càng ngày càng
đông, công tác tiếp cư thật vất vả... Tuy nhiên, chính
quyền tỉnh không để người tỵ nạn thiếu thốn, các
cán bộ tiếp cư phân phối gạo, mắm muối, quần áo,
chiếu chăn mùng mền cho người tỵ nạn tương đối đầy
đủ.
Kể
từ khi mất Dakto vào đêm 24.4.1972 ! Một phần dân chúng
tại tỉnh lỵ có điều kiện đã bắt đầu rục rịch
tự di tản bằng đường bộ đi các nơi khác mà không
cần nhờ ở
nơi chính phủ. Cho đến một
ngày
Cộng
quân chiếm đồi Chư Pao chặn đường Quốc
Lộ
14 từ Pleiku lên Kontum, dân số tại thị xã đã vơi bớt,
chỉ còn lại dân tỵ nạn, dân
vùng
ven các nơi dồn về... Cộng
quân càng siết vòng vây bằng những trái đạn pháo lẻ
tẻ vô trung tâm thị
xã Kontum
nhằm uy hiếp tinh thần. Những trái đạn pháo nầy cũng
gây thương vong một số thường dân và nhà cửa nhưng
không đáng kể. Tôi còn nhớ mãi một người mẹ ẵm đứa
con gái nhỏ
bị
văng miểng đạn toét mông tại ngã
ba cuối đường Trịnh Minh Thế - Nguyễn Huệ. Bà tất tả
ẵm con chạy ra sân vận động để toán cứu thương quân
đội băng bó. Sở dĩ có toán cứu thương ở Sân Vận
Động là vì phi
trường
Kontum ban ngày cũng bị uy hiếp bởi những quả đạn pháo
(hỏa
tiễn) 122
ly của Cộng
quân rót vào. Từ đó, lính bị thương tập trung về sân
vận động để trực thăng chuyển đi... Thành ra mới có
toán cứu thương ứng trực. Sân vận động KonTum
nằm
sát
góc
đường Trịnh Minh Thế và Lê Thánh Tôn. Một bên là bến
xe đò,
chợ
lồng KonTum, hơi
xa một chút là trường trung học Hoàng Đạo. Bước ra
sông Dakbla cũng không
mấy xa.
Dân di tản tất cả tập trung về sân vận động nầy để
đi về phương trời khác
tỵ
nạn...?!
Công
tác di tản dân vẫn tiếp tục bằng đường hàng không
do máy bay quân sự C 130, C 47, Caribou. Máy bay hoạt động
lên xuống vào ban đêm. Ban
ngày khi thấy máy bay hạ cánh là bị Cộng
quân pháo kích tới tấp - đã có vài chiếc trúng đạn
hư hại hoàn toàn. Khi máy bay hạ cánh, bao nhiêu đạn
được thực phẩm ở
trên
máy bay được tuôn xuống phi đạo thật nhanh, sau đó dân
chúng "di tản" đã chờ sẵn, được sự giúp đỡ
của toán quân nhân phụ trách tại
chỗ hướng
dẫn chạy ào lên máy bay và máy bay hối hả cất cánh.
Sở dĩ ban đêm phi trường ít ăn đạn pháo kích là bởi
Cộng
quân ngán máy bay đến B 52 rải bom. Ban đêm tại sân vận
động luôn túc trực ba chiếc xe GMC, dân chúng được sắp
xếp theo từng gia đình cho ngồi trên xe đợi sẵn.
Người trực tiếp phụ trách di tản là ông Thiếu Tá Mùi
làm "Trưởng Ban Di Tản". Mỗi khi nhận lệnh - ba
chiếc xe GNC chở dân chạy ra sân bay do ông thiếu tá làm
Trưởng xa.
Phía
sau, bên dưới khán đài sân vận động có một số gia
đình người tỵ nạn nằm chờ di tản. Tôi gặp một
thiếu phụ ngồi co ro với hai thằng con, đứa lớn cỡ
mười hai tuổi. Chị ấy nói: Chồng chị chết trận. Xóm
nhà gia binh nơi chị ở người ta tự túc di tản đi hết
- phần chị, mẹ góa con côi không dám ở lại,
phải dọn ra sân vận động nhờ chính phủ cho di tản.
Mẹ con chị ngụ ở đây cả tháng nay... Tôi trình bày
với ông Thiếu Tá và ba mẹ con chị được sắp xếp đi
trong chuyến bay lúc mười một giờ đêm.
Những
người vợ lính cùng con nhỏ theo chồng ở khu gia binh rày
đây mai đó quả là cơ cực! Hoặc họ
không
theo chồng, mà
ở
lại
quê
nhà thì cũng phải lo buôn bán, cày cấy... đời sống
phần nhiều
chật
vật. Chồng còn sống, họ
lo
lắng từng đêm đợi chồng đi hành quân trở về mà mất
ăn mất ngủ. Quanh năm chỉ trông nhờ vào đồng lương
ít ỏi của chồng sống đắp đổi qua ngày. Mọi ước
mơ là mong mỏi một lúc nào đó quê hương không còn
tiếng súng. Nhưng ngày ấy còn quá xa vời ! Trong lúc
chiến sự lan tràn bị vây hãm như thế nầy, người vợ
có
chồng còn bồn chồn sợ sệt..., nhưng chí ít cũng còn
có "chỗ dựa". Huống hồ những chị em có chồng
tử trận thân gái bơ vơ như trong lúc di tản nầy thì
quả là cô đơn buồn tủi...!
Anh
nằm xuống mờ mờ theo gió bụi
súng
còn vang mà anh bỏ đi xa
khu
gia binh một thân em lầm lủi
hỏa
châu soi có biết hướng về nhà ?
Đúng
lý ra, các chị em vợ lính phải được vinh danh! Công cán
của các chị không phải nhỏ. Các chị có công góp phần
ổn định hậu phương... Nuôi dạy con thơ để cho chồng
yên lòng đi chiến đấu. Khi chồng chết ngoài việc nuôi
dạy con lớn khôn, đôi khi còn phải nuôi cha mẹ chồng.
Với đồng tiền tử tuất hằng tháng làm sao mà sống
nổi. Ngoài ra chị em còn tham gia vào các công việc xã
hội tại địa phương, thậm chí cả công việc "tình
báo" như thu lượm nghe ngóng tin tức từ các buổi
chợ hay đình đám hội hè đem về kể lại với chồng...
Công việc âm thầm đó quí giá biết bao nhiêu! Nhưng nào
có được vinh danh; nào có được gắn huy chương, hay
bằng khen cho người vợ lính. Sự "bất công" nầy
cứ dai dẳng từ năm nầy đến năm khác mà không thấy
ai nhắc nhở và quan tâm !
Mẹ
và mấy em gái tôi ở nhờ tạm trong ngôi nhà một tầng
của anh bạn trên đường Phan Thanh
Giản,
gần ty Tài Chánh Kontum, gia đình anh ấy đã di tản từ
trước. Thấy trong gia đình đông người nên tôi nhờ một
chị bạn
quen
có chồng lái máy bay trực thăng. Vậy là tôi gửi hai mẹ
con đứa em gái kế tôi, cùng
đứa em gái út tám tuổi đi
nhờ trực thăng xuống
được Pleiku. Tôi nghĩ nếu xuống được Pleiku các em gái
của tôi sẽ tìm cách về Sai gòn dễ dàng hơn. Bởi thời
gian nầy ở Kontum chưa có lệnh di tản chính thức. Còn
lại mẹ tôi và ba đứa em gái khác được một người
bạn thân chở bằng xe "La Da Lat' ra sân bay lúc hai giờ
sáng trên chuyến bay quân sự C 47 về Sai Gòn và được
đưa thẳng xuống trại tạm cư Long Thành.
Khoảng
gần mười ngày sau, tôi nhận được tin từ cô bạn gái
cho biết các em của
tôi
còn ở Pleiku chưa di tản về Sai Gòn được. Tôi lo lắng
không biết làm sao có thể vượt qua đồi Chư Pao để
xuống Pleiku xem tình trạng như thế nào?... Thì cô bạn
gái nói "Em có cách, hãy đi cùng em tìm
người hướng dẫn".
Trong túi tôi chỉ
còn
một tháng lương, tôi mượn thêm của cô bạn gái ấy
một tháng lương nữa. Tôi được một người dẫn đường
băng qua Chư Pao một cách dễ dàng. Đến thành phố
Pleiku, tôi đi đến khu nhà thờ Minh Đức. Nơi đây người
tỵ nạn họ
nằm
ngồi lưa thưa; họ
nằm ngồi trên những chiếc chiếu trải trên nền xi măng
lạnh lẽo. Trời đã vào mùa mưa - một vài cơn mưa núi
đầu mùa vội vàng đổ ập xuống mang theo hơi rừng và
sương mù lành lạnh cho dù là mùa hè. Mùa hè ở Cao
nguyên là bắt đầu vào mùa mưa. Tôi chạy quanh quẩn tìm
kiếm hai
đứa em gái và
cháu gái nhưng
không thấy. Tôi quá nóng ruột thì có một bà chị thấy
tôi lơ ngơ nên hỏi "Ông tìm ai ?"... Tôi tả hình
dáng mấy đứa em gái ... Chị ấy nói "Những người
mới xuống có thể ở trên lầu, ông lên trên đó tìm
thử xem..." ! Tôi cảm ơn chị ấy và quay đi thật
nhanh...
Căn
phòng cuối, dãy bàn ghế trống trơn, nhiều chiếc chiếu
bày ra với mùng mền quần áo nhưng không thấy người...?
Duy nhất chỉ có một cô bé quần áo mỏng tanh, ngồi dỗ
dành đứa bé gái
mới sáu tháng tuổi đang
nằm khóc ngằn ngặt trên chiếc chiếu nhỏ. Căn phòng
ánh sáng nhờ nhợ từ cái bóng đèn tròn tỏa xuống màu
vàng nhạt. Tôi đã nhận ra em gái út đang vỗ về đứa
cháu gái. Cô em út mới tám tuổi đầu nhìn thấy tôi vụt
đứng dậy chạy
lại ôm
tôi khóc như mưa bấc... Đứa
cháu gái sáu tháng tuổi nằm trên manh chiếu nghe tiếng
"dì" khóc... nó càng khóc lớn hơn... ! Một giàn
hợp xướng thê lương làm cho tôi cũng không cầm được
nước mắt! Tôi hỏi - Chị Ba em đâu? - "Chị Ba đi
phụ bưng phở cho một quán phở nào đó tới
tối
mới về, em không biết - chị nói mất hết tiền rồi
anh hai ơi"! Lại khóc... Tôi đi mua cơm cho em gái và
sữa cho đứa cháu gái. Sau đó tôi đi tìm cô em gái "phụ
bán phở". Tôi tìm ra cô em không mấy khó khăn, bởi
thành phố Pleiku người dân đã di tản, những quán ăn,
quán cà phê, quán tạp hóa... còn mở cửa rất là thưa
thớt. Tôi chạy ra chỗ bán vé máy bay Hàng Không Việt
Nam. Nơi đây nói chỉ còn hai vé đi Sài Gòn. Quá mừng!
Tôi mua liền hai vé đó!
Mười
giờ sáng ngày hôm sau. Nhìn chiếc máy bay Hàng Không dân
sự Việt
Nam, hiên ngang bay ra khỏi bầu trời Pleiku trong lòng tôi
mới thật sự an tâm, đồng thời cũng cảm nhận một
nỗi trống rỗng cô đơn tràn ngập vào lòng. Mới hơn
một tháng trước, người cha của tôi mất tại Dakto
không kịp chôn cất! Đứng nhìn lại ngôi nhà thân yêu,
mảnh vườn cây trái sum suê mà đành đoạn băng rừng ra
đi về tỉnh lỵ - không hối tiếc, lại
còn
mừng rỡ vì đã chạy thoát về vùng tự do! Coi như là
còn
may mắn hơn nhiều người khác. Nhớ lại hồi năm 1965,
Cộng
quân chiếm xã Tri Đạo chẹn họng quốc lộ 14 ngăn chia
Dakto với tỉnh lỵ trong ba tháng. Đời sống thiếu thốn
mọi bề nhưng chính phủ không cho di tản. Sau năm 1975 mới
biết, dù có ở lại DakTo
thì
nhà cửa tài sản cũng mất trắng. Cộng
quân lùa dân vô sâu trong rừng sống trong cảnh tăm tối
mà theo những người còn sống sót kể lại "... Còn
khổ cực, tủi nhục hơn một con chó ghẻ...". Tôi
không bao giờ quên giây phút chia tay với hai em gái ở ga
Hàng Không Pleiku... Đôi mắt em gái nhòe nhoẹt nước mắt
gọi lớn "Còn anh hai thì sao ?...". Lệnh Tổng
Thống Nguyễn Văn Thiệu "... Bất cứ quân nhân, viên
chức hành chánh nào tự ý bỏ hàng ngũ đều bị đưa ra
Tòa Án Binh...". Tôi nói lớn cho hai đứa em gái nghe
"Anh Hai phải trở lại Kontum...". Thời gian sau tôi
được biết các em tôi đã gặp mẹ tôi ở trại tạm cư
Long Thành.
Thành
phố Pleiku sương mù bây giờ càng mù sương, người đi
lưa thưa
vội
vã…, không thấy một tà áo dài tha thướt nào cho ấm
lòng người trai chinh chiến. Quán xá phần nhiều
đóng cửa, một vài quán ăn, quán cà phê còn đông khách,
nhưng
chỉ là
quân
nhân. Họ ăn nhanh và tính tiền để ra đi cũng nhanh.
Không ồn ào, không tiếng cười, vẻ mặt người nào
cũng đăm chiêu phớt chút u buồn. Đêm nay tôi phải ngủ
lại Pleiku để sáng sớm mai đi trở
lên KonTum sớm.
Thời gian còn nhiều, tôi lang thang ra rạp hát Diệp Kính.
Nơi đây đã đóng cửa, tôi đứng nhìn hình ảnh trên
tấm quảng cáo phim mà trong lòng nao nao nhớ cái rạp hát
Thanh Bình ở Kontum, cũng
cùng
chung số phận !
Trời
Kontum nhuộm một màu tang tóc
sợi
vải sô tấm lưới phủ Pleiku
những
đứa trẻ nhớ thương cha đứng khóc
vợ
bồng con di tản dưới sương mù.
Tôi
thuê một phòng ngủ nghỉ tạm qua đêm, ai ngờ lại gặp
thằng bạn. Trước kia hắn là lính Biệt Kích Mỹ, đóng
quân ở sân bay Phượng Hoàng Dakto, sau này Mỹ rút quân,
số lính biệt kích chuyển qua quân lực VNCH. Tùy chức vụ
đã giữ trong thời gian phục vụ ở lính Biệt Kích. Lúc
sát nhập đã được trả cho cấp bậc tương đương bên
quân đội. Hắn ta
được
mang cấp bậc Thượng Sĩ. Hắn cũng đưa gia đình về Qui
Nhơn vừa xong. Ngày mai hắn cũng trở lại Kontum như tôi.
Đêm đó chúng tôi thức trắng.
Đồi
Chư Pao không cao nhưng toàn là đá và hang đá, chung quanh
rừng rậm. Cộng
quân chiếm cứ
nhằm
cắt đứt
đường tiếp vận cho Kontum. Những ngày đầu xảy
ra trận đánh kinh hồn, tổn thất khá nặng nhưng không
thể mở đường được. Máy bay có ném bom cũng không ăn
thua gì. Mục đích của "họ" là "công đồn
đả viện", chiến thuật xưa nay của họ là vậy.
Tuy nhiên, họ không đủ quân số
dàn
trải ra
để
kiểm soát hết đoạn đường rừng từ Chư Pao cho đến
đồi Sao Mai KonTum.
Họ không ngờ quân tiếp viện Quốc Gia đi vòng sau lưng
đồi
Chư-Pao lên
Kontum trước, còn súng đạn quân nhu chuyển tải bằng
đường hàng không quân sự. Họ bị lính quốc gia chặn
bao vây hai đầu đường và công pháo dữ dội, nên tuy
chiếm được đồi nhưng không kiểm soát đoạn đường
hoàn toàn. Nếu họ
mò xuống vệ
đường
quốc
lộ 14 sẽ
bị ăn đạn ngay. Do đó buổi sáng lợi dụng sương mù
có thể đi qua mà không sợ bị bắn tỉa. Hoặc đi bằng
đường mòn trong
rừng cũng
"vượt trạm" như thường. Cùng về Kontum
với
chúng tôi có hai người phụ nữ hơi lớn tuổi. Họ nói
trở lại Kontum để cùng chồng "tử thủ"...
Chúng tôi cảm thấy hổ thẹn cho những "ai" có ý
định đào nhiệm.
Trở
lại Kontum, tôi được phân công ở chung với nhóm "mất
đơn vị" các nơi chạy về gồm: Cán bộ Xây
Dựng
Nông
Thôn
- Nghĩa Quân - Địa Phương Quân... Các người lính đi
về
phép còn kẹt lại. Gom lại chừng non một Đại Đội,
được
trang bị vũ khí cá nhân, có cả vũ khí cộng đồng như
Trung liên ba, đại liên M 60, và
súng M
72, M79, mìn claymore... Đào giao thông hào, hầm trú ẩn,
công sự chiến đấu làm
bằng
bao cát bên bờ sông Dakbla. Quân số túc trực, ăn ngủ
tại chỗ. Buổi chiều trên đường phố còn thấy một
vài chiếc xe Jeep do vài người lính Hoa Kỳ lái, trên xe
có gắn giàn đạn phóng "rocket" chạy về hướng
thành Dakpha...
Dân
chúng đi di
tản gần
như hết - chỉ còn một số ít người dân các nơi về
muộn không kịp di tản thì tạm thời vẫn ở trong sân
vận động, hoặc chuyển
xuống
khu tạm cư Marylou ở Tân Phú hay Đồi
Sao
Mai, những
nơi nầy tương đối còn yên tỉnh. Nhà đèn hoạt động
vào giờ cần thiết nhưng rất hạn chế bởi thiếu dầu.
Phố chợ, cửa sắt đóng im ỉm, mọi chuyện buôn bán
ngưng hoàn toàn. Một thành phố ma đúng nghĩa... ! Những
ụ công sự bằng bao cát được dựng tại các ngã tư
trong phố, do các toán bán quân sự đảm nhận cả đêm
lẫn ngày, vừa chiến đấu đồng thời giữ gìn tài sản
nhà cửa của dân trong lúc họ đi vắng.
Một
đêm tối, bầu
trời
dày đặc mù sương, Cộng
quân âm thầm vượt sông DakBla
ở phía
nam thành phố, bất thần tấn công từ hướng Phương
Nghĩa chiếm khu nhà dòng Cuenot, Nghĩa địa, Tòa Giám Mục,
trường
trung học Lê Hữu Từ...
Tràn qua chiếm phi
trường
và Tòa Hành Chính tỉnh. Xem như mất phân nửa thị xã
KonTum.
Cuộc tái chiếm giằng co quyết liệt nhất là ở trong
nghĩa địa lớn
trước mặt tòa Giám Mục.
Trời vừa tan sương, những chiếc máy bay chiến đấu
phản lực thả từng chùm bom xuống khu vực Cộng
quân chiếm giữ gần bờ sông phía nam, cuối đường
Nguyễn Huệ, Paradise... Đứng ở đầu đường Nguyễn
Huệ, gần cầu Dakbla nhìn thấy rất là rõ những
chùm bom rơi...
Các
đơn vị tác chiến chủ lực giằng co với
Cộng quân mấy
bữa mới giải tỏa xong. Đi
dọc theo đường Lê Thánh Tôn, đoạn từ Tòa Giám Mục
đến trường Trung học Lê Hữu Từ đạn ghim lỗ chỗ.
Trong Nghĩa Địa một số lớn ngôi mộ đúc tan nát... !
Đường Lê Thánh Tôn, đường
Phan Chu Trinh
chạy dài đến đoạn thuộc địa bàn Phương Nghĩa nhà
cửa, cây cối gãy đổ... Xác súc vật... chết banh thây,
da thịt bầy nhầy lẫn lộn với những mảnh quần áo,
giày dép... còn vung vãi... Chưa kể những nơi có giao
tranh khác.
Những
ngày kế tiếp là các đợt tấn công liên miên của Cộng
quân từ hướng Bắc - Trung Nghĩa, Trung Tín, Bộ
chỉ huy sư đoàn 22, biệt khu, Phi Trường...
càng dữ dội hơn. Xe tăng của Cộng
quân tiến vô đến tận thành Dakpha, đánh "xáp lá
cà" với xe tăng quân đội Quốc Gia nơi tháp
canh
đầu phi trường. Ban đêm từng phi vụ B 52 liên tục rải
thảm bom cho tới gần sáng - lửa chớp nháng sáng rực
trời, mặt đất rung rung giật giật liên tu bất tận
thật là khiếp đảm. Nằm dưới đất không thể chịu
nổi vì sự chấn động... Có đêm phải giăng võng nằm
mới chợp mắt được. Nếu không có những phi vụ B 52
và không quân miệt mài cày xới... thì giữ cho được
Kontum trọn vẹn cũng rất là khó khăn chưa nói đến
những tổn thất về nhân mạng nặng nề.
Một
buổi tối thành phố Kontum tắm mình trong sương lạnh.
Tôi đi theo toán lính tuần tra ngang qua công viên trước
tòa hành chính tỉnh, nhìn qua phía công viên trước tòa
hành chính. Tôi thấy trên mặt đất trắng xóa một màu
đùng đục, ngỡ là màn sương rơi dày. Lại gần mới
biết là những người lính tử thương được quấn gọn
gàng vào túi ny lon, buộc dây cẩn thận nằm xếp lớp
ngay hàng thẳng lối như lúc tập họp để đi thao diễn...
Chúng tôi thật sự xúc động, vội đưa tay làm dấu
thánh và lâm râm đọc kinh... ! Những người lính hy sinh
cho thành phố Kontum tồn tại sẽ lần lượt được
chuyển về cho vợ con cha mẹ của họ...! Tôi nghĩ, một
phần nào trong số những người lính hy sinh đang nằm chờ
ở công viên nầy họ cũng có thân nhân gia đình di tản.
Không biết giờ nầy, nơi phương trời cách biệt người
thân của họ
có linh cảm được sự đau khổ - bởi cha chồng con em đã
hy sinh hay không?!
Máu
thanh xuân rưới trên màu đất đỏ
bậu
đi xa cảm nhận nỗi đau nầy
mai
hòa bình xin hãy nhìn cho rõ
hồn
chiến binh còn luyến ngọn cỏ cây.
Chúng
tôi đứng nghiêm chỉnh, kính cẩn đưa tay chào những
người lính hy sinh cho quê hương đất nước. Đêm lạnh,
sương lạnh, chúng tôi bước đi trong im lặng và mỗi
người mỗi suy nghĩ nhưng tựu trung là - "rồi sẽ
đến phiên mình..." - bởi cuộc chiến đang tiếp diễn
cùng với sự bao vây của Cộng
quân càng lúc càng siết chặt.
Bằng bất cứ giá nào cũng phải chiến đấu... Chứ
không còn con đường nào khác để rút lui.
Những
người thanh niên "sinh bắc tử nam" dưới những
trận mưa bom, mưa pháo vãi ra như trấu... liên tu bất tận
ngày đêm. Chắc chắn, sự tổn thất của họ về nhân
mạng rất là nặng nề thê thảm gấp hàng chục, hàng
trăm lần bên phía Quốc Gia. Người chết không kịp kéo
đi bỏ lại nằm ngổn ngang nơi trận địa, chưa kể bị
bom, pháo phân thây...! Người bị thương - gãy tay, gãy
chân, mù mắt... mất máu dù có mang đi được nhưng ở
giữa rừng thiêng nước độc làm sao có đủ phương tiện
thuốc men để cứu chửa. Chưa kể bị truy kích ngày đêm
phải di chuyển thường xuyên. Làm sao có thể mang người
bị thương theo cho hết. Như vậy, phải bỏ người bị
thương lại đâu đó trong rừng rậm ! Muỗi, mòng, ve,
vắt... "tấn công" khổ sở lắm chứ không đơn
giản...! Sự chết chóc sẽ đe dọa bởi không có người
chăm sóc, thiếu máu, thiếu nước biển...Vết thương
nhiễm trùng tử vong là điều không thể tránh khỏi.
Những
người trai trẻ miền Bắc đâu có tội tình gì mà phải
chịu chết thảm thương trên dãy Trường Sơn gió lộng.
Họ chỉ là những nạn nhân của một tập thể chỉ huy
đầy tham vọng... Để từng đêm người mẹ miền Bắc
vẫn thương nhớ ngóng trông đứa con đi "xẻ dọc
trường sơn" ! Người mẹ hai
miền
Nam
Bắc cũng
cùng
đau
khổ như nhau!
Sân
bay lỗ chỗ vết đạn không xử
dụng được. Để tiếp tế cho Kontum, những
chiếc phi
cơ
vận tải bay vòng vòng trên bầu trời phía nam - nơi cầu
Dakbla và đồng ruộng bắp phía bên kia sông... Những
chiếc dù tiếp tế liên tục thả xuống... Có vài chiếc
dù rơi trúng ngay mấy cây bã đậu cỗ thụ trong khuôn
viên Tỉnh Đoàn Xây
Dựng
Nông
Thôn,
Ty Học Chánh, Câu
Lạc Bộ DakBla...
Các nhánh cây tức thì gãy nát đổ xuống..., có vài
chiếc dù rơi xuống sông, rơi trên ruộng bắp... Cũng có
vài chiếc dù được gió đẩy đi xa ra khỏi vùng kiểm
soát... Bị bao vây lâu ngày, thực
phẩm chỉ
ăn toàn gạo sấy, đồ hộp... phát ngán ! Heo, gà, chó...
chạy rông không dám bắt làm thịt bởi chúng cũng đói
nên chúng
ăn
xác người... Duy nhất chỉ dám ăn thịt bò, thịt trâu,
thịt
dê - phố
xá vắng tanh làm gì còn có thịt bò, thịt trâu, thịt
dê
mà ăn. Còn cá tươi, cá hấp thì đành chịu nhịn thèm.
Rau là thổ sản của Phương Nghĩa cung cấp cho toàn thị
xã, nhưng bây giờ cũng không còn ! Rượu... càng quí như
vàng !
Không
lực VNCH đóng góp không nhỏ trong việc oanh kích giải
vây thị xã Kontum. Một buổi sáng khoảng chín mười
giờ... Một chiếc máy bay thả bom có chong chóng thoát ra
khỏi thành phố trên thân máy bay tỏa khói mù mịt... Máy
bay - bay vòng qua bên kia sông rồi lượn về hướng nam
sau đó rớt xuống đám ruộng. Chúng tôi chứng kiến cảnh
chiếc máy bay rơi từ từ mà bất lực... Thật đau lòng
! Cả tuần sau mới nghe tin
- chiếc máy bay thả bom bị súng phòng không Cộng
quân bắn. Người phi công lái chiếc máy bay tử thương
là Thiếu tá Phạm Văn
Thặng !
Ban
đêm đường phố Kontum dìu hiu, tối
om - ngoài
những chốt chiến đấu bằng bao cát và họng súng chĩa
ra, không thấy bóng dáng người dân đi lại, không thấy
một tà áo dài hay trẻ nít. Trường trung học Hoàng Đạo,
Teresa
nằm
im thin thít dưới tàng cây. Khu hàng keo và
quanh
sân vận động lá rơi đầy... Đi trong phố tựa như đi
trong Nghĩa Địa. Quá thèm một ly bia, quá
thèm một
ly chè, quá
thèm
những ánh mắt tiếng cười...! Còn lại nơi đây có
chăng chỉ là... những khuôn mặt đầy lo âu, hồi hộp
bước đi vội vội vàng vàng như ma đuổi. Người ra đi
di tản nơi phương trời tâm trạng chắc cũng không hơn
gì người ở lại. Tôi nghĩ vậy !...
Trường
Hoàng Đạo nhớ mắt ai còn níu
cây
trong sân run rẩy tiếng đạn bay
bông
dã quì phảng phất màu ai điếu
sông
ngược dòng giấu mấy giọt cay cay.
Nơi
công sự tử thủ bên bờ sông Dakbla, tôi gặp một cặp
vợ chồng mới cưới. Anh là thiếu úy về phép, cưới
vợ được
vài bữa là bị
kẹt đường ở lại Kontum tử thủ luôn. Chị vợ trẻ
không
chịu di tản, quyết ở lại cùng chồng - cũng cùng ăn
cùng ngủ bên chồng dưới giao thông hào chịu khổ sở
như một người lính tử thủ... Hai vợ chồng đã bày
tỏ
sức mạnh tình yêu trước cái chết cận kề mà không
sợ. Họ quyết chết sống bên nhau ! Tôi thật lòng nễ
phục !
Qua
hơn
ba
tháng trời tử thủ. "Kontum Kiêu Hùng" giờ đây
đã chiến thắng! Mọi người lũ lượt trở về! Thành
phố không mấy chốc đã hồi sinh... nhưng cái giá cho sự
hồi sinh là quá đắt! Mất quận Dakto, quận Măng Đen.
Một số căn cứ hỏa lực...! Nhưng những cái mất đó
rồi cũng có thể lấy lại được cho dù có khó khăn.
Nhưng còn hàng trăm, hàng nghìn người lính hy sinh mạng
sống hay bị thương tật suốt đời để bảo vệ cho một
thành phố Kontum tồn tại thì không bao giờ lấy lại
được ! Một số người dân không quay trở về Kontum bởi
không còn nhà cửa, đất đai để mà về...! Vùng đất
họ ở lâu nay đã bị Cộng
quân chiếm! Cho dù rất thương nhớ Kontum! Họ phải sống
đời tạm cư trong các trại tỵ nạn để
chờ
chính phủ cho đi đến một "Vùng Đất Mới" ở
đâu đó gầy dựng lại cuộc sống.
Cuộc
sống đang êm trôi như dòng sông Dakbla hiền hòa. Ai ngờ
tháng ba năm 1975 người dân Kontum lại phải "di tản"
thêm lần nữa! Lần nầy không phải di tản bằng "không
lộ" như xưa - mà là một sự... trốn chạy Cộng
quân trên "Tử Lộ 7 B" ! Nỗi kinh hoàng: chết
chóc, đói khác...bửa lên thân phận người dân vô tội
và binh lính. Từng đoàn xe lần mò theo đoạn đường
xương xẩu, gai góc, núi cao, rừng rậm để đến bên bờ
sông Krong Ba nước sâu chắn lối . Con đường "sạn
đạo" 7 B đi vào ngõ cụt cho dù Trương Lương, Hàn
Tín có đội mồ sống dậy cũng chào thua. Xác người dân
hai tỉnh Kontum và Pleiku cũng như binh lính Quốc Gia chết
rải rác trên suốt con đường 7B! Những địa danh xương
máu: đèo Tu Na - Củng Sơn và những đêm đói khát... nằm
chờ hoàn thành cây cầu phao để qua bên kia bờ sông
Krong Ba... Nỗi đoạn trường này mãi mãi đi vào chiến
sử đôi bên - một tội ác của một cuộc chiến huynh đệ
mà sự man rợ giết người để chiến thắng - được
tôn lên ngang hàng với thần thánh! Mãi cho đến tận bây
giờ những người còn sống trong cuộc "chạy trốn"
kinh hoàng trên con đường 7 B đó vẫn chưa tìm lại được
người thân bị thất lạc...!
Những
người còn sống "huy hoàng" hiện nay hãy nhìn vô
sự thật - chỉ có sự thật mới vỗ về xoa dịu bớt
từng vết thương đau ngỡ như đã lành miệng... Nhưng
thật ra, vết thương đau đó vẫn còn nhức nhối triền
miên trong xương tủy của mỗi người còn sống sót hiện
nay cũng như các thế hệ kế tiếp !
Đừng
chối bỏ trách nhiệm và đùn đẩy hết cho lịch sử !
***
Một
buổi chiều tôi đi làm rẫy
về, trên vai vác cái cuốc quảy tòn ten phía sau cái bình
nhựa nhẹ tênh màu vàng. Thường thường mỗi buổi sáng
mẹ tôi đổ vô đó bốn lít nước cho tôi uống trọn
một ngày ở ngoài rẫy. Trời mùa hè, đã năm giờ chiều
rồi nhưng những tia nắng còn xiên ngang gay gắt. Về đến
đầu xóm, tôi thấy một người phụ nữ cầm cây tre dài
có mũi nhọn xóc mấy tấm tranh đưa cho người con trai
lợp mái hiên nhà. Tôi thấy chị ta có vẻ quen quen hình
như có gặp ở đâu đó mà hiện thời không thể nhớ
ra...?
Tôi
về nhà hỏi mẹ. Mẹ
nói:
"Khi tạm cư ở Long Thành, mẹ gặp ba mẹ con chị ấy
từ Kontum vô, chị nói giọng Quảng Nam, chồng chết trận,
nên mẹ rủ ba mẹ con chị ta theo mẹ về đây định cư
để giúp đỡ lẫn nhau...Chị ta tên Huệ. Chị ấy coi mẹ
như người dì đỡ đầu... Ngày xưa con ít về nên không
gặp. Sau này đi tù "cải tạo" thì mần chi mà
con biết được. Bộ con có quen chị ta hả...?". Vậy
chị
ấy đúng
là người phụ nữ năm xưa ở dưới khán đài sân vận
động Kontum chờ di tản. Sau nầy đứa cháu gái họ của
tôi và con trai đầu của chị cưới nhau... Đúng là...
quả đất xoay tròn !
Những
đêm ngày đi tản triền miên khổ ải trên quê hương
chiến tranh để lại không biết bao nhiêu là đau
khổ.
Ngoài sự chết chóc ra - đất đai ruộng vườn nhà cửa
hoang tàn đổ nát... Nhưng dù có hoang tàn đổ nát đi
chăng nữa, thì tất cả vẫn còn nguyên đó. Trở về và
xây dựng lại. Sau ngày "hòa bình" đất đai
bị tịch thu dồn vô "Tập đoàn, Hợp tác xã, rồi
quy hoạch giải tỏa...". Đất ruộng vườn vẫn là
vấn đề tranh chấp giữa người nông dân với Nhà nước
dẫn đến "khiếu kiện" triền miên từ năm này
sang năm khác mà không đến hồi kết ! Thế mới biết
quyền Tư-Hữu thiêng liêng, quí báu vô cùng! Người
dân miền
Nam lại
tự mình di tản bằng cách “vượt biên” để đi tìm
tự do ở các quốc gia tư bản.
Một
sự ly hương (di
tản) mang
nhiều uất ức! Ngày xưa dù sống trong thời lửa đạn.
Nhưng vẫn còn có chốn để nương thân trên
chính quê cha đất tổ
./.
Trang
Y Hạ
Nhớ
về một mùa hè đỏ lửa !
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét