Thư viện

6/10/17

Nguyễn Đình Chiểu - Lục Vân Tiên



       

         Nguyễn Đình Chiểu & Lục Vân Tiên

    Tóm Tắc Tiểu Sử - Nguyễn Đình Chiểu

     Nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu, hiệu Mạch Trạch, Trọng Phủ và Hối Trai.

     Ông sinh ngày 01-07-1822, tại làng Tân Khánh, huyện Bình Dương, tỉnh Gia Định. Cha ông là Nguyễn Đình Huy, người xã Bồ Điền, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên. Mẹ ông là Trương Thị Thiệt, người Gia Định.

     Ông đậu Tú tài năm [1843] ở Gia Định lúc ông 21 tuổi. Ông ra Huế học năm [1847]và chờ khoa thi Kỷ Dậu (1849). Chưa thi thì năm [1848] nghe tin mẹ mất. Bỏ thi về chịu tang, Nhớ mẹ khóc mù mắt. Ông ghé lại Quảng Nam chữa bệnh; bệnh không thuyên giảm, nhưng ông lại học được nghề thuốc từ vị Danh Y chữa bịnh cho ông.

     “Lỡ bề báo hiếu, lỡ bề lập thân”,

     Do đó ông về lại Gia Định dạy học, viết sách... Người đời gọi ông là: Ông Đồ Chiểu hay ông Tú Chiểu.

     Một người học trò của ông tên là Lê Tăng Quýnh, gả cô em gái thứ năm cho ông. Cô tên là Lê Thị Điền (1835-1886), người Cần Giuộc, tỉnh Long An.

Năm 1859, quân Pháp chiếm Gia Định. Nguyễn Đình Chiểu lánh về quê vợ. Ở đây, ông đã sáng tác bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc .

     Năm 1861, Pháp chiếm 3 tỉnh miền Đông (Biên Hòa - Gia Định - Định Tường), ông lui về Ba Tri, Tỉnh Bến Tre. Bài thơ "Chạy Tây" của ông có hai câu thơ đầy lòng thương quê hương:

     "Bến Nghé của tiền tan bọt nước,
       Đồng Nai tranh ngói nhuốm màu mây". NĐC

      Ông mất, ngày 24.5.1888 [âm lịch]. Hưởng thọ 66 tuổi.

MỘT:
      Chúng ta - Thử Tìm Hiểu Tư Tưởng Lục Văn Tiên:

      Giấc mộng của người xưa sống dưới thời Phong Kiến - Vua Chúa:

      - Giấc mộng Minh-Quân
      - Giấc mộng Thanh-Quan
      - Giấc mộng Hiệp-Khách

     Nguyễn Đình Chiểu viết truyện Lục Vân Tiên khoảng năm 1851 ở Gia Định. Năm 1858 Quân Pháp mới đánh Đà Nẵng. Tính ra truyện Lục Vân Tiên ra đời trước. Như vậy bối cảnh xã hội trong truyện Lục Vân Tiên không phải là bối cảnh bị thực dân Pháp xâm chiếm mà là bối cảnh "Triều Đình Vua Chúa". Nhà nho Nguyễn Đình Chiểu thố lộ: "Lỡ bề báo hiếu, lỡ bề lập thân". Sống trong cảnh mù lòa nhưng không chịu đầu hàng số phận. Ông quyết đem cái sở học truyền lại cho lớp sau: "Trai thời trung hiếu làm đầu. Gái thời tiết hạnh là câu trau mình". Và ông làm nghề bốc thuốc cứu nhân. Ông cũng đã kích bọn "Thầy lang" vườn như Triệu Ngang "Đau Nam chữa Bắc mà thuyên mới tài". Khi quân Pháp đánh chiếm ba tỉnh miền Đông [Biên Hòa - Gia Định - Định Tường]. Lòng yêu nước của ông trỗi dậy...! Bằng ngòi bút sắc bén ông đả phá:"Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm. Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà". Tư tưởng chống Pháp của ông nghiêng hẳn qua các nhà hoạt động chống Pháp.

     Chúng ta thử đặt trường hợp: Năm 1848 Mẹ của của [Thí Sinh Nguyễn Đình Chiểu] không chết, thì năm 1849 ông thi đậu Trạng Nguyên.  Triều Đình bổ nhậm làm quan thì sao? Chúng ta có thể tin - Nguyễn Đình Chiểu là một vị "Thanh Quan" ! Người mà có hiếu kính với Cha Mẹ tất sẽ thương yêu dân tình. Tiếc cho ông là - Công đã không thành, danh cũng không được toại nguyện sau bao năm sôi kinh nấu sử! Lục Vân Tiên là giấc mơ của Nguyễn Đình Chiểu - giấc mơ hoàn thiện "Công thành danh toại, áo gấm về làng" của một người sĩ tử sau khi đỗ đạt quyết đem cái sở học cùng ý chí - trả ơn Vua và giúp đời.

      Do nôn nóng đi thi mà Nguyễn Đình Chiểu không chịu nghe lời Thầy can gián:

      "Bao giờ cho tới bắc-phang
        Gặp chuột ra đàng con mới nên danh"

     Còn chuyện có vẻ "Thần Thoại" hoang đường như: "Giao Long, Thần Núi hay lão tiều phu cứu vớt Vân Tiên trong cơn hoạn nạn... Đó chẳng qua nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu ngụ ý cho chúng ta hiểu đó là: Ý trời ! Có trời giúp mới thành công, chứ không phải - Mê tín dị đoan . Như vậy, chúng ta có thể hiểu "Tư Tưởng"  trong truyện Lục Vân Tiên là mơ ước: "Minh Quân - Thanh Quan - Hiệp Sĩ".

HAI:
     Truyện Lục Vân Tiên - Thi sĩ Nguyễn Đình Chiểu viết bằng chữ Nôm với 2246 câu thơ Lục bác, có [dị bản 2082] câu. Truyện Vân Tiên không dựa cốt truyện của Tàu như Nguyễn Du. Tuy vậy ông cũng đã sử dụng rất nhiều "điển tích" của tàu...

     Truyện Lục Vân Tiên được dịch ra tiếng Việt bởi hai người Pháp đó là:

"Jan-nô (1867), người kế tiếp là A-ben đê Mi-sen (1883) sau đó là Trương Vĩnh Ký (1889), Văn Minh (1824), Phạm Văn Thình (1932), Đinh Xuân Hội (1943), Dương Quảng Hàm (1944)".

       Hai người dịch "Jan-nô & A-ben đe Mi-sen". Dịch Lục Vân Tiên với một dụng ý khác chứ không nhằm phục vụ cho nền Văn Học, thành ra hai ông đã dịch một số chữ không chính xác và những người kế tiếp cứ theo đó mà khai triển như câu: 136 là: Bị Tiên một gậy, chàng rày mạng vong nên đọc lại là: "Bị tin một gậy, chàng rày mạng vong" mới đúng. Đúng như định nghĩa của Việt Nam từ điển và Từ điển tiếng Việt.

 "Vợ Tiên là Trực chị dâu" là câu thơ [1253] nầy dịch cũng sai về Văn Phạm, không rõ nghĩa và bị phê bình "không phải là thơ", giống như câu vè. Còn khá nhiều câu dịch và đối thoại không chính xác như: Vương Tử Trực là con cháu không thể xưng tên khi nói chuyện với người lớn hơn mình là Võ Công [c. 383 - 385]. Dịch không nhằm phục vụ cho Văn Học. Thành ra dịch không chính xác hàng trăm câu thơ trong Lục Vân Tiên - Một tác phẩm có giá trị của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu. Và cũng là niềm tự hào của người miền Nam; người Việt nam nói chung.

     Thi sĩ Nguyễn Đình Chiểu viết truyện thơ Lục Vân Tiên. Lục vân Tiên là nhân vật chính. Vậy mà Nguyễn Đình Chiểu tóm gọn công trạng của chàng Lục chỉ trong một câu "Bẻ cây làm gậy thẳng làng xông vô". Ông không tả Lục Vân Tiên dùng thế võ nào để đánh bọn cướp. Và sau nầy khi đỗ đạt đi đánh giặc Ô Qua, rồi được Vua nhường ngôi. Lục Vân Tiên vẫn là cái bóng mờ mờ nhân ảnh về công trạng... Chúng ta có thể nghĩ - thi sĩ Nguyễn Đình Chiểu sống trong cảnh mù lòa, ông không muốn diệu võ dương oai công trạng của Lục vân Tiên, cũng là của chính mình. Tính khiêm nhường trong ông thật đáng kính nể.

     Người ta nói vui rằng: "Cụ Đồ Chiểu không rành tán gái như cụ Nguyễn DU... Mắc mớ chi phải nói: Khoan khoan ngồi đó chớ ra. Nàng là phận gái ta là phận trai. Dù cô Kiều Nguyệt Nga có bước ra khỏi xe thì cũng chỉ đứng xa xa vái chào... bởi - Nam nữ thọ thọ bất thân. Cô Kiều Nguyệt Nga đâu có dám chạy lại ôm Lục Vân Tiên được kia chứ!".

Trang Y Hạ
San Francisco.



      








    







Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét