CUA MÁY - CÁY ĐÀO
Trang
Y Hạ
Người nông dân Việt Nam có nhiều kinh nghiệm
làm lúa nước từ mấy nghìn năm trước và cho tới hôm nay, vẫn vậy... Được hưởng bốn
mùa mưa thuận gió hòa từ thiên nhiên ưu đãi… Do đó, đã tích lũy nhiều vốn sống…
Thử bàn luận về câu thành ngữ:
“Đời cua cua máy, đời cáy cáy đào”!
Trước khi bàn luận về câu thành ngữ, thiết
tưởng cũng nên biết sơ qua về dòng họ cua, ghẹ… Dòng họ của cua có hàng trăm loại
cua… Con cua gắn liền với người nông dân, với ruộng đồng từ hàng nghìn năm qua,
không những ở Việt Nam mà còn ở cả các vùng miền trên thế giới… Dòng họ nhà cua
sống ở dưới biển, sống ở trong các dòng sông, sống ở nước lợ hay còn gọi là - nước
chè hai. Cua còn có thể sống - nửa cạn, nửa nước, hoặc sống hẳn trên cạn… Dù sống
ở bất cứ nơi đâu, thuộc tính của loài cua là đào hang và ở trong hang.
Dòng họ cua cũng có: vua để, tung hô: “Vạn
tuế! Vạn tuế! Vạn, Vạn tuế…!” chứ không phải tầm thường đâu…! Dưới biển có loài
cua Hoàng Đế. Cua Hoàng đế là một loại cua khổng lồ, cua nặng tới hơn mười ký
lô, cua có thân mình dài hơn hai thước tây… Cua Hoàng Đế có ba loại: Cua xanh,
Cua đỏ, Cua vàng - phần nhiều cua hoàng Đế sống ở vùng băng giá thuộc Tiểu Bang
Alaska (Hoa Kỳ). Cua Hoàng Đế thích ở vùng nước sạch, độ sâu khoảng một trăm cho
tới tới hai trăm thước dưới đáy biển. Giá tri dinh dưỡng cũng như giá trị kinh
tế của cua Hoàng Đế khá đắt đỏ.
Ngoài ra, ở trên đảo (Christmas) trong vùng
biển Ấn Độ Dương còn có một loài cua lớn nữa - có thể gọi là cua “quái vật”, cua
sống ở trên bờ nhiều hơn sống dưới nước... Người ta đặt tên cho cua, là: Cua Dừa.
Bởi Cua Dừa biết leo lên cây dừa, dùng hai chân càng cứng như sắt thép - kẹp
cho rớt những trái dừa xuống đất, sau đó cũng dùng hai chân càng khổng lồ tách
vỏ và xẻ đôi sọ dừa để ăn… Cua Dừa được tìm thấy trên các hòn đảo của Ấn Độ
Dương, một phần ở Thái Bình Dương - phía đông quần đảo Gambier. Cua Dừa ăn tạp.
Chúng ăn sạch không chừa một thứ gì cả, Từ: - Lá, hoa, trái cây tươi, trái cây thối, trứng
rùa, xác chết các loại, vỏ sò, vỏ hến... Loài rùa biển chậm chạp cũng trở thành
miếng mồi ngon của Cua Dừa. Cua Dừa đã từng cắn đứt - ngón tay và cả bàn tay của
con người.
Cua Rạm, Cua đồng. Cua đồng sinh sản nhiều
trong đầm ruộng, sông suối… Tuy không lớn bằng cua biển nhưng lớn gấp ba, gấp bốn
lần con cáy, con còng. Con cua đồng cũng góp phần “xóa đói giảm nghèo” cho một
số đông - dân nghèo đi (mò cua bắt ốc) tạm sống qua ngày…!
Cáy, trong Nam gọi là con còng gió và cũng có tên khác là Dã Tràng - cùng
là họ hàng với cua. Cáy có nhiều loại: Cáy đỏ, Cáy gió, Cáy lông, Cáy đen...
Còng gió, nghĩa là chạy nhanh như gió… Cua, cáy, còng… sinh sống quen thuộc ở đồng
ruộng. Cua, cáy, còng - dùng làm thực phẩm - một món ăn dân dã lại bổ dưỡng… Không
cầu kỳ, ai làm cũng được mà lại - (ngon, nhiều, bổ, rẻ), hấp dẫn... Nhưng
cần phải nấu chín. Theo Đông Y: - “Con còng,
con cáy… gần giống con cua, có vị mặn, mùi tanh, tính hàn, tác dụng bổ khí huyết,
liền gân xương, thông huyết mạch, trừ nhiệt tà, tan huyết ứ… ". (Phụ nữ có thai kỵ
ăn cua). Tuy nhiên, loài giáp xác nầy mang trong thân mình rất nhiều loại
ký sinh trùng truyền nhiễm, như: Vắt, Dĩa, Giun, Sán, kể cả virus… Tuyệt đối không
được uống nước giã cua sống chữa bịnh, vì cua chứa ấu trùng sán lá phổi “Paragonimus”,
một khi sán lá phổi vào tới ruột sẽ gây ra: đau bụng, tiêu chảy... Sau đó chuyển
sang phổi, triệu chứng - ho, đau tức ngực, khó thở, nóng sốt…!
Ở bên Trung Quốc, có một loại cua đồng
hình dáng rất là quái dị - mai con cua có màu - xanh nhạt, xám xanh… Hai cái càng
khá lớn, khỏe... Theo: “Wikipedia”. Trong thân cua, có cấy trứng đỉa và các
loài ký sinh trùng… Cua được nuôi dưỡng và nhân rộng quy mô, sau đó bí mật đem
thả vào - ao, đìa… Hoặc ở trên đầu nguồn - sông, suối… Cua theo dòng chảy di
chuyển xuống hạ lưu…, tràn vào ruộng… Cua sinh sản rất nhanh - nhằm phá hoại
mùa màng…! Do không biết, nên mọi người đi bắt loại cua đồng đó đem về làm thức
ăn, chữa bịnh…, tất nhiên sẽ bị nhiễm vi khuẩn, sán các loại…! Ngày xưa ở bên Tàu, có - một đại tướng, - một quân
sư, đó là các ông: Văn Chủng, - Phạm Lãi cũng đã âm thầm tiêu diệt nền nông
nghiệp của nước Ngô (Ngô Phù Sai) - Bằng cách tráo thóc giống đã luộc sơ qua nước
ấm rồi đem cho nông dân nước Ngô gieo sạ… Nước Ngô thất mùa liên miên, dân quân
thiếu lương thực, dẫn tới mất nước về tay nước Việt (Việt Vương Câu Tiển).
Dòng họ cua, ngoài giá trị dinh dưỡng và
kinh tế. Cua còn được dân gian cho vào văn học:
Con cua lắm cẳng hai càng,
Không đi mà lại bò ngang cả ngày.
Cua thâm càng, nàng thâm môi. Cua thâm càng, giá rẻ!
Chèo
ghe xuống biển bắt cua, bắt cua cua kẹp, bắt rùa rùa bơi
Hoặc:
Nói ngang như cua.
Có nghĩa là: Cố chấp, bảo thủ, cãi chày,
cãi cối…., không hòa đồng với mọi người.
Khái quát sơ qua lịch sử lẫy lừng của dòng
họ nhà cua. Và cũng nên nói thêm - cua đã được ông bà ngày xưa cho vào "bộ tam sinh" hay còn gọi là tam sên, để cúng đất cúng trời... Bộ tam sinh, gồm: (Cua - Thịt heo - Trứng). Bây giờ thử phân tích hai câu thành ngữ mang ý nghĩa sâu xa như thế
nào?
Đời cua cua máy. Đời cáy cáy đào
Ông bà ngày xưa có rất nhiều kinh nghiệm về
nông nghiệp, tuy rằng không hay chữ cho lắm. Trái lại, vốn liếng chuyển tải vào
trong kho văn hóa dân gian lại rất sâu sắc. Ai cũng biết dòng họ cua, biết đào
hang, ở hang. (Đi mò cua - cua nào cũng mò)…! “Đời cua cua máy…”. Vậy con cua mấp-máy ra sao? Theo: Dictionary: “Mấy máy là cữ động sẽ liên tiếp. Chim mới nở
mấy máy mỏ đòi ăn”. Hay “Bật ngọn đèn
lên thấy trắng phau. Con cò mấp máy suốt đêm thâu. (HxH)”. Mấy máy, chứ
không… “táy máy” đâu nha! - (Bàn tay
hay táy máy là bàn tay quỷ quái…!). Vậy có thể suy ra rằng: Câu thành ngữ nói
lên ý nghĩa: Sống, là phải hoạt động… Sống, là phải có đáp ứng như cầu và hy vọng…!
Đời cua (ám chỉ) đời cha - đời cha lo làm lụng cực khổ suốt cả cuộc đời, mà
không cách gì vươn lên để thoát ra khỏi cảnh nghèo, đành chấp nhận cuộc sống,
đang sống…! Dù vẫn biết rằng: “Cuộc sống của đời nào, thì đời nấy lo”. Nhưng
trong tâm người cha luôn có một niềm tin - đời con sẽ khá hơn… Bởi có câu:
“Không ai giàu ba họ, mà cũng không ai khó tới ba đời”.
Câu thành ngữ “Đời cua cua máy. Đời cáy cáy đào”. Đã nói lên triết lý nhân sinh
quả là sâu sắc. Đời cha vốn là (cua). Tới đời con, dù con không hơn cha, thì
chí ít - đời con cũng bằng “cua” như cha,
để còn hãnh diện với tổ tông…! Đời con không thể rớt xuống làm… cáy, làm còng và
tiếp tục - “đào” đào...! Để thoát cảnh phải “đào” bới…, đời con phải loại bỏ ý
nghĩ “tiểu nông” quanh quẩn trong lũy tre làng… Mạnh dạn thay đổi phương thức sản
xuất bằng “Khoa học, kỹ thuật”…! Trong truyện Kiếm hiệp, nhà văn Kim Dung có câu:
Trường giang hậu lãng thôi tiền lãng.
Trần thế kim nhân quán cổ nhân.
Nghĩa là: (Sông Trường giang sóng sau xô
sóng trước. Cõi đời người nay hơn người xưa).
Từ xưa cho tới nay các bậc cha mẹ, đã rõ -
“Cơm ai nấy ăn. Việc ai nấy làm”. Biết
vậy, nhưng vẫn dành dụm… cho con! Nhưng, đời con có khá hơn đời cha hay không lại
là một chuyện khác… Từ nguyên do đó, mà không ít người ở tù, bởi tội - Tham ô -
Tham những … Chủ đích cũng là “Hy sinh đời
bố củng cố đời con” mà thân bại, danh liệt, tệ hơn nữa… mất mạng!
Câu thành ngữ còn một ý nữa: Đời cha chịu
trách nhiệm trước xã hội về luật pháp và lý tưởng…! Do đó, chuyện “quan trường, chính trị” của người cha đã
làm, không liên quan gì tới lý lịch của đời con. Người nào làm, thì người nấy
chịu. Ở trong xã hội phong kiến, quân chủ. Một người phạm tội, ảnh hưởng tới cả
dòng tộc… Luật “Tru di - Tam tộc, Cửu tộc”
ra đời, kéo dài suốt mấy nghìn năm… Dòng tộc ông Nguyễn Trãi - bị tru di tam tộc
là một thảm kịch trong lịch sử Đại Việt. Ngày nay dù đã có Liên Hiệp Quốc và
các luật lệ quốc tế khác, nhưng một vài nước độc tài vẫn còn áp dụng “lý lịch ba đời”, để chọn người đứng chung trong hàng ngũ… Còn những người đã
mang “lý lịch xấu” hoặc bị (hàm oan) bị
ảnh hưởng tới: - đời con, đời cháu, đời chắt... Sách lượt dùng Lý lịch liên hệ
huyết thống vô nhân đạo đó, như một cái gông, cái cùm làm chia cắt tình nghĩa đồng
bào! Xã hội không phát triển được. Bởi vậy mới có câu: “Con vua thì được làm vua, con sãi ở chùa thì quét lá đa”!
Tuy nhiên, vẫn có trường hợp con sãi làm
vua. Đó là ông Lý Công Uẩn. Ông Lý Công uẩn thuở bé sống nhờ ở chùa Khánh Vân,
được sư Nhất Hạnh dạy chữ… Tuy còn bé, nhưng trong lòng ông đã nuôi một ý chí
mãnh liệt, chẳng những cho ông mà còn cho tổ quốc. Hai câu thơ của ông Lý Công
Uẩn đã nói lên ý chí đó:
Đêm nằm không dám duỗi chân
Sợ e xã tắc xoay vần ngửa nghiêng.
Ông bà xưa đã đúc kết kinh nghiệm thực tiễn,
đã cho hậu nhân câu thành ngữ “Đời cua
cua máy. Đời cáy cáy đào”, như một bài học làm người - thiết thực, triết lý
và nhân ái!
Trang
Y Hạ
Cua Dừa!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét