Thư viện

31/5/20

Từ Ca Dao Tới Thơ Lục Bác


Từ Ca Dao Tới Thơ Lục Bát
 
Trang Y Hạ
 
Ca Dao (歌謠) đó là một từ (Hán Việt). Theo “Từ Nguyên”, Ca là bài hát có chương khúc, giai điệu. Dao là bài hát ngắn, không giai điệu, chương khúc.
 
Cho tới ngày nay, không một ai có thể biết “ca dao” có từ thời gian nào? Ca dao xuất phát đầu tiên là ở vùng nào? Ca dao không ghi lại ngày tháng. Ca dao đơn giản chỉ là truyền miệng, các nhà nghiên cứu văn học gọi là “Văn Chương Truyền Khẩu”, ca dao xuất phát từ những người nông dân biết chữ ít hoặc không biết chữ, nhưng lại giàu kinh nghiệm “lão nông tri tiền”. Người nông dân quanh năm suốt tháng lăn lộn trên đồng, họ thừa biết thời tiết mưa nắng dông bão nên ghi lại bằng ca dao, tục ngữ... Làng xã nơi họ sinh sống là nơi hình thành nếp sống, nếp nghĩ - tình làng nghĩa xóm, giúp đỡ lẫn nhau chống chọi lại thiên tai và cường quyền. Từ đó “Hương Ước” ra đời, có người cho rằng hương ước từ bên Tàu du nhập qua. Tôi đã từng tin, nhưng tôi suy đi nghĩ lại và tìm hiểu thêm - là không phải như vậy.
 
     Theo: Kinh Lễ Ký: Tế-Sạ - Có nghĩa là Tết. Khổng Tử viết:
 
   -“Ta không biết Tết là gì. Nghe đâu đó là tên của một ngày lễ hội lớn của bọn người Man. Họ tụ tập nhảy múa, uống rượu và ăn chơi vào những ngày đó.".
     Người Man mà ông Khổng Tử nói đây chính là người Bách Việt (trong đó có người Lạc Việt, tức người Việt Nam hiện giờ). Người Bách Việt ngày xưa sống hai bên bờ sông Dương Tử, đã biết cày bừa, nuôi tằm dệt vải… Lúc đó người Hán ở vùng Hoa Hạ đang sống du cư… Khổng Tử không biết rằng "tiết" là Tết, nên ông mới phiên âm Tết là Tế-Sạ! Khổng Tử xui các vua chúa Tàu mà ông đang làm quan đem quân đi tiêu diệt bọn người Man. Khổng Tử nghe theo vua chúa Tàu, viết một cách khinh miệt các dân tộc khác, như: “Nam man = Chó – Bắc địch = Sâu bọ - Đông di = Rắn độc – Tây nhung = Khỉ vượn”. Vua chúa Tàu, tự cho dân tộc Tàu là “cao đẳng, bậc thầy” kiểu Hitle nói dân Đức là giống dân “Aryan” cao quý…!
 
     Người Tàu (Hoa Hạ) có ảnh hưởng văn hóa Bách Việt, nhưng họ không công nhận, họ chỉ nói là “Thuật Nhi Bất Tác”. Nghĩa là (kể lại chứ không dám nhận…). Ngay chữ Tàu cũng bắt nguồn từ chữ “Khoa Đẩu” của dân tộc Bách Việt. Và chữ “Hán”  hiện nay người Tàu đang xử dụng cũng là do (một phần) người Nhật Bản (tinh giản và phiên âm) mà thành. Người Tàu lâu nay họ thừa biết nhưng không công nhận công lao của các nhà ngôn ngữ học Nhật Bản. Họ cũng cho là “thuật nhi bất tác”.

  

Lương Khải Siêu, Khang Hữu Vi, Quách Mạt Nhược, nói rằng: Tổ tiên người Trung Hoa xưa đến từ phía Tây lưu vực sông Hoàng Hà với văn minh nông nghiệp khô (trồng kê, lúa mạch).


    Như vậy là người Bách Việt cổ đã khai sinh ra một nền nông nghiệp lúa nước trước người Tàu, và biết tập họp thành cộng đồng làng xóm để định canh, định cư rất ổn định. Từ đó, tạo ra một nền văn minh lúa nước. Người Bách Việt cổ biết khai thác: thuỷ nông, biết dùng sức trâu bò kéo cày, biết chế biến dụng cụ cho nông nghiệp... Chính sự phát triển của nền văn minh lúa nước đã tạo điều kiện thuận lợi để cho đời những nền văn hoá: Bắc Sơn - Hòa Bình - Phùng Nguyên -  Đông Sơn.
 
     Nhằm thích ứng với thiên nhiên. Người bách Việt cổ phải dựa vào nhau để tồn tại, tập hợp thành cộng đồng. Đó là căn bản của đơn vị hành chánh làng xã, làng xã là mắc xích của xã hội. Hương Ước, ra đời từ thời điểm nầy. Hương Ước gồm những luật lệ do người lớn tuổi và có uy tín trong cộng đồng cùng nhau lập ra nhằm ổn định trật tự và lễ nghi, như: quan - hôn - tang - tế - tương thân - tương ái… Luật và lệ (phép vua thua lệ làng) trong hương ước có thể nói như một tòa “hòa giải cấp địa phương”. Người Bách Việt cổ, sống có nhân, có nghĩa… truyền lại qua ca dao… Ca dao phản ảnh văn hóa cuộc sống và đã tồn tại mấy nghìn năm vẫn không bị xóa mất như các nền văn minh khác. Tiêu biểu các câu về nhân nghĩa, như:
 
      -Một điều nhịn, chín điều lành
      -Thương người, người lại thương ta,
       Ghét người mình lại hóa ra ghét mình
      -Thuận vợ, thuận chồng tác biển đông cũng cạn.
    
     Về kinh nghiệm trồng lúa nước và dùng gia súc trong nông tang thì có các câu ca dao, như:
 
     -Chuồn chuồn bay thấp thì mưa
      Bay cao thì nắng bay vừa thì râm
   
     -Trâu ơi ta bảo trâu này
      Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta.
 
     Cảm động, là bốn câu ca dao, nói về sự cơ cực của người nông dân quanh năm lặn lội ngoài đồng. Bưng bác cơm trắng đưa lên miệng ăn, thì hãy nhớ:

     -Cày đồng đang buổi ban trưa
      Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày
      Ai ơi bưng bát cơm đầy
      Dẽo thơm một hạt đắng cay muôn phần.

     Vậy là - Ca dao Việt Nam có thể ra đời từ rất lâu.
     Thông thường ca dao đa số là lục bát, và lục bát biến thể... chưa hoàn chỉnh âm điệu cũng như cách gieo vần… Xưa nay đã có người đi tìm nguồn gốc ca dao, nhưng tất cả chỉ là áng chừng vì chẳng có thư viện nào để mà sưu tra, nghiên cứu. Người thì nói: ca dao có từ khoảng thế kỷ: mười bốn; người thì nói ca dao có từ thế kỷ: mười lăm! Đợi cho tới khi chữ “nôm” của Hàn Thuyên ra đời: Thơ truyện lục bác mới nở rộ nhiều, như:
 
     -Bích Câu Kỳ Ngộ - Trê Cóc - Mục Liên Bản Hạnh - Chinh Phụ Ngâm Khúc - Lục Vân Tiên - Kim Vân Kiều - Phan Trần - Bích Câu Kỳ Ngộ - Thạch Sanh Lý Thông - Phạm Công Cúc Hoa - Hoa Tiên…
 
    Thể thơ lục bát là thể thơ “Quốc Hồn, Quốc Túy” của người Việt Nam, thoát thai từ ca dao mà hình thành, đồng thời khai triển và liên tục được cải tiến. Truyện Kiều là tác phẩm hoàn thiện về thể thơ Lục Bát, tiếp theo là truyện Phan Trần, tiếp theo nữa là Lục Vân Tiên…
 
     Nguyễn Du miêu tả tình cảnh cô đơn của Kiều khi ở lầu Ngưng Bích, như một bức tranh thiên nhiên và con người trong đôi mắt của Kiều:
     Trước lầu Ngưng Bích khoá xuân

  •      Vẻ non xa, tấm trăng gần ở chung
  •      Bốn bề bát ngát xa trông
     Vẻ non xa, tấm trăng gần ở chung
     Bốn bề bát ngát xa trông
     Cát vàng cồn nọ, bụi hồng dặm kia
     Bẽ bàng mây sớm đèn khuya
     Nửa tình, nửa cảnh như chia tấm lòng. (Kiều)
 
Lục Vân Tiên, Nguyễn Đình Chiểu.
     Trước đèn xem chuyện Tây Minh
     Gẫm cười hai chữ nhân tình éo le
     Hỏi ai lẳng lặng mà nghe
     Dữ răn việc trước lành dè thân sau
     Trai thời trung hiếu làm đầu
     Gái thời tiết hạnh là câu trau mình.  (Lục Vân Tiên)
 
     Phải công nhận rằng: sau nầy - nhóm “Tự Lực Văn Đoàn” ra đời. Tiểu thuyết, thơ - thơ lục bác khai triển rất phong phú... Do ảnh hưởng từ trường phái văn học phương Tây - tự do sáng tác - không phải chịu sự đè nén hay quản lý khắc khe. Đã cho ra đời nhiều thi phẩm lục bác vượt lên hẳn ca dao (xử dụng chữ nghĩa tân kỳ) để trở thành những câu thơ thần kỳ, hoặc những bài thơ lục bát mang tính lãng mạn… Tuy nhiên, chưa một thi sĩ nào làm thơ lục bát - dù có nhiều câu hay, vẫn chưa có ai thoát ra khỏi cái bóng Tiên Điền Nguyễn Du.
 
     Tại Miền Nam, văn học từ năm (1954 -1975), là thời kỳ các văn sĩ, thi sĩ chịu ảnh hưởng triết Tây và Thiền Học... Kiến thức triết học Phương Tây được đưa vào trong các Biên Khảo khá nhiều, Như:
 
-“Một Lối Tìm Về Triết Lý Cuộc Đời Trong Ca Dao Việt Nam (Lê Tuyên); - Thiên Nhiên Trong Thi Ca Holder-Lin (Hoàng Châu Thanh); - Vũ Trụ Thơ (Đặng Tiến; - Đi Cho Hết Một Đêm Hoang Vu Trên Mặt Đất (Phạm Công Thiện); - Sa Mạc Lan Dần (Bùi Giáng)…
 
     Thời gian thập kỷ 60 – 70. Triết Tây ảnh hưởng khá nhiều trong nhà trường và nền văn học miền Nam qua hai luồng tư tưởng triết học:
     -Chũ nghĩa hiện sinh - “Existentialism”, của Jean Paul Sartre
     -Hiện tượng học        - “Phenomenology”, của Heidegger.
 
Thi sĩ Bùi Giáng vừa là thi sĩ, vừa là nhà nhà dịch thuật triết học… Bùi Giáng đã mạnh dạn đưa triết học và Thiền học hòa vô nguồn thơ lục bát, đưa thơ lục bát vượt lên mấy bậc - thoát hẳn ra khỏi tầm ảnh hưởng của Nguyễn Du một cách tài tình. Đọc thơ Bùi Giáng ta bắt gặp âm hưởng, của: - Shakespeare, - của Guil Laume Apollinaire, của - Henry Wadsworth  Longfel-low, của - Hán Tự Nguyễn Du, của - Verline, của - Walt Wkitman, của - Lý Bạch, của - Tô Đông Pha, của - Đường Thi, của - Thiền Suzuky, của - Nietzche, của - Canmus, của - Heidegger, của – Gide, cùa Jean Paul Sartre…
 
     Thơ Bùi Giáng phần nhiều khó hiểu, không có mấy người đủ trình độ để hiểu thơ của ông, hoặc bình thơ của ông.
 
Thi hào người Anh T.S Eliot, nói:
 
     -“Để trở thành thi sĩ, ngoài tài nghệ của cá nhân. Người thi sĩ Chính Hiệu phải là người thông kim bác cổ; là người thừa kế di sản văn hóa của nhân loại”. T.S.Eliot còn đưa ra quan niệm phi ngã trong thơ: Thi sĩ không phải là người có một cá tính để thể hiện mà là người có một phương tiện đặc biệt để dùng: Ngôn Ngữ ”.
 
     Bùi Giáng xứng đáng là thi hào. Ông biết nhiều ngoại ngữ, đã để lại cho nền văn học Việt Nam - sáu mươi (60) đầu sách các loại và hàng chục Di Cảo. Tập thơ Mưa Nguồn xuất bản năm 1962, là tập thơ nổi danh của ông. Những câu thơ tiêu biểu của Bùi Giáng:
     Hỏi tên? Rằng biển xanh dâu
     Hỏi quê? Rằng mộng ban đầu rất xa.
     Gọi tên là một hai ba,
     Ðếm là diệu tưởng, đo là nghi tâm. (triết)
 
    Trời thuở đó ngần nào em khổ sở
     Khóc khi nhìn gió thổi nước sương buông
     Tìm xa vắng bên kia bờ đổ vỡ
     dòng sông em đâu có biết ngọn nguồn. (Mưa Nguồn)
 
     Em đi bên ấy chân tròn khép
     Hai ống mơ hồ mỏi một hang
 
     Em về mấy thế kỷ sau
     Nhìn trăng có thấy nguyên màu ấy không. (Hai câu nầy là hai câu đầu của bài thơ “Mai Sau Em Về” của Bùi Giáng. Trang Y Hạ có viết bài văn (bình) hai câu thơ đó và cũng lấy tựa đề là “Mai Sau Em Về”)!
 
     Ca dao là niềm tự hào dân tộc, là thể thể thơ của người Việt Nam, từ mấy nghìn năm qua vẫn tồn tại và càng ngày càng khai triển cho hoàn chỉnh. Từ Ca Dao tới thơ lục bát hoàn chỉnh là cả một chặng đường quá dài – đi qua nhiều thế kỷ. Người Việt với tấm lòng yêu Ca Dao, yêu thơ nên đã giữ gìn và trân trọng. Người Việt ai ai cũng có thể làm thơ lúc bát để bày tỏ sự vui buồn, làm thơ lục bát, cho - tình yêu, cho tình yêu quê hương; cho tình bạn hữu và người thân… Nguyễn Du, Nguyễn Đình Chiểu, Bùi Giáng và một số thi sĩ khác đã thành danh “thi sĩ” cũng là nhờ vào thể thơ lục bát. Người Việt nam nào biết làm thơ mà không biết làm thơ lục bác là chưa phải là người Việt.
 
     Thơ lục bát khó làm, nhưng một khi biết vận dụng ngôn ngữ thơ, ý thơ, nhạc điệu để phả vô thơ lục bác, thì chắc chắn sẽ có câu thơ thần… Dù không đủ sức như các ông bà thi sĩ lớn, nhưng với sự yêu thơ lục bát - nếu câu thơ lục bát làm ra có hóa ra ca dao - thì những điều bày tỏ trong nội dung câu thơ cũng đã chứa đựng một niềm tin với đầy đủ ý nghĩa của cuộc sống hiện hữu. Được vậy thì còn gì là vui hơn. Xin mượn câu thơ của Nguyễn Du để kết thúc bài văn này.
     Thiện căn ở tại lòng ta
     Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài.

 

Trang Y Hạ - 30. 5.2020.


Mẹ Già 100 tuổi

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét