GỬI NGƯỜI NĂM CŨ
Thơ: Trang Y Hạ
Đường mười bốn đá dăm lởm chởm
rừng nhào ra mép lộ đứng rù rì
mây mưa kéo lạnh về vây tứ chi
mùa nắng gió tung xà-rông sơn nữ
ngày
tao lên DakTo giống y chang người lữ thứ
đậu bên
dòng sông vui: Dakpsi – Poko
ngày nghe con chim mỏ kiến
gõ thân cây tre lồ ồ
sáng nghe con công kêu tố-hộ
ngỡ là dàn hợp xướng
bầy
quạ điên kéo mây đen trùm bốn hướng
xối xuống
rừng ngập ngụa máu xương phơi
tao vào trận giành
giật từng ngọn đồi
ngọn đồi cao: một nghìn hai
mươi, một nghìn lẻ một
Charlie,
DakTo, Toumorong, Ben Hét… phơi xương cốt
đôi tà áo
em bay viền trắng mái đầu
hoa đót rựng nở trắng
đồi tựa ngọn cờ lau
chưa kịp tập trận đã nhào
ra vùng chiến tuyến
thân
cây cắn răng chịu hàng nghìn đạn miểng
mủ trong
thân chảy tràn ướt khung trời
đường mười bốn
độc đạo quanh co núi ngàn khơi
đã dìu tao đi suốt
một quãng thời trai trẻ
rượu
cần với người bên bếp lửa cạn khô mấy ché
ngây
ngất mùi rừng pha khét nắng quyện trong tim
người
năm cũ bây chừ theo cánh chim
hồn vất vưởng lượn
quanh vùng chiến địa
hồn
lính trận: đứng nằm ngồi trông ra bốn phía
bóng
quân thù đang lảng vảng khắp núi đồi
chiến tích
xưa thoáng chốc hóa ra vôi
công trạng biến tội đồ
thân đày đọa
nốc
cạn ly ngửa mặt lên trời – cười ha hả
lịch sử
khùng – chép trật lất tới mấy nghìn trang
cấp số
đạn chưa vơi tao đâu dễ đầu hàng
giận khứa lão
dương văn minh quá đỗi.
Lá
Thư Viết Trong Đêm
Tao
đã mấy lần…
ngồi xem phim: “Cầu Sông Kwai”
của
một thời thế giới chiến tranh
thương cảnh “tù
binh” quân Anh
vắt kiệt sức người, làm ra – cây
cầu bằng gỗ
sương
lam chướng khí, thật là gian khổ
sông mùa khô
lộ
bãi cát trắng tưng
nắng như thiêu như đốt cánh
rừng
trên từng khuôn mặt da trắng
đêm lạnh
thấu xương – thiếu chiếu, thiếu chăn
tù binh quân
Anh cúi đầu thầm lặng
làm cây cầu cho quân đội
Nhật
người
thiếu tá chỉ huy tù binh quân Anh
vị sĩ quan khôn
ngoan và kiên cường – thật
giữ phong cách quân đội
hoàng gia
người đại úy coi tù người Nhật
không
bằng lòng – nhịp độ làm việc
kỷ luật vị thiếu
tá, không tha
vị
thiếu tá quân Anh ung dung, thật thà
đi vào “chuồng
cọp”
tù binh quân Anh như rắn mất đầu
ngồi
lặng lẽ giữa đêm thâu
họ đồng lòng: lơ là công
việc
huynh đệ chi binh – quả là thắm thiết
người
đại úy quân Nhật – dù tàn ác, khắc khe
cũng còn
chút lương tri và hiểu biết
vị thiếu tá được
thả ra, tiếp tục chỉ huy công việc
hoàn thành cây
cầu
mồ hôi, máu, nước mắt, thấm mãi đến nghìn
sau
những
đau thương, và khổ nhục nát nhàu
không thể nào so
với người tù “cải tạo”!
ngày “giải phóng
miền Nam” – như cơn bão
người Nhật, người
Anh
dù sao – da họ – cũng khác màu
đối xử
như thế có thể gọi là: có tình có lý
hai miền Nam
Bắc – đồng bào ruột thịt
trả thù: “bọn đầu
hàng” như người mất trí
thu đất, thu nhà, ép vợ,
đuổi con
dồn “bọn ngụy bán nước” đi vào ngõ
bí
– “lao động là vinh quang”
chửi bới, đánh
đập, chết đói, khát khô
đồi thấp, đồi cao, xác
vùi lấp – hoang mồ
cầu
sông Kwai – cây cầu gỗ
dù cho gãy đổ
cũng là
“chiến công”!
Kwai, dòng sông
đi vào lịch
sử
tao chưa một lần đến đó nhìn thử
ngày
nay là: cây cầu sắt – Địa Danh
từng nhốt tù binh
Anh, một thời thế chiến
tao
hẹn một ngày, đến đó – thăm viếng
tao hẹn một
ngày đẹp trời sẽ đến Thái Lan
trước: một chín
bảy lăm – vẫn còn nghèo nàn
nghèo hơn miền Nam
cùng thời gian đó
họ đã vượt qua gian khó
hóa
rồng, hóa hổ – tiến bước
đất nước “anh hùng”
– vì sao mãi trượt
mầy
mới thật là: có phước
đứng thẳng lưng – suy tư
trên cầu
mầy có nghe: núi cao tịch mịch
vọng
đau thương chảy trong hồn người lính
bánh sắt
nghiến đường ray đoàn tàu đi qua
mầy có nghe tiếng
nấc của hồn ma
chết oan trong cuộc chiến
khúc
quân hành và nỗi nhớ quê biền biệt
tao
cảm ơn mầy
đã ngồi xuống, bên vệ đường mà
viết
viết dùm tao, mấy vần thơ: xót người đồng
cảnh
những người lính năm xưa – mồ hoang mả
lạnh
những người lính bất hạnh – mãi nhớ quê
nhà
tao
nhìn lại tao, lính già quả thật xót xa
viết lá thư
cho mầy – từ phương trời lạ hoắc!
Đứng
Trên Đỉnh Đồi
Khói
núi xây thành lòng gợi nhớ
đôi mắt trầm trầm
thuở ra đi
sững sờ ngồi ngắm hoa tròn nụ
từ
tâm mưa bão nói năng chi
bồ
đào mỹ tửu – xưa cũng nhạt
thơ
thần, thơ quỷ gói tình ai
quan
hoài gót ngọc trường đơn chiếc
níu
khói hoàng hôn lơ lửng ngày
thiên
thần áo mỏng vương gió bụi
vẹt
gót giày saut đuổi tháng năm
nàng
đến, nàng đi dầu có biết
chinh
chiến thân trai biệt mù tăm
rừng
khuya gió lạnh chùng khói thuốc
hò
hẹn lâu rồi biết phôi phai
trên
đỉnh non cao chân còn vững
gió
thổi bạt chiều sợi tơ bay
nhét
hết tình thơ vô họng súng
tọa
độ nào để bắn cho đây
hoảng
hồn trố mắt nhìn thung lũng
mây
trắng mỉm cười thật đắm say.
Cuối
Năm Về Gặp Bạn
Tao
với mầy hai hột gạo trên sàng
thiên lôi nện bảy
búa chẳng bao giờ chết
Khe Sanh – Làng Vây – Lao
Bảo – đà đi hết
KonTum – Tân Cảnh từng bước
chân qua
tao
với mầy là những thằng lính già
một
thời trưởng thành trong lửa khói
cầm
súng bao năm chưa một lần tự hỏi
khi
nào chiến thắng - khi nào đầu hàng
đêm
trường sơn lạnh buốt nhớ miên man
một
bóng hình ai dịu dàng tha thướt
ước
mơ tự nhiên chưa bao giờ có được
tiếng
súng vỗ về an ủi giữa đêm đen
đâu
biết có ngày tao mầy trở thành “hèn”
bơ
vơ hoảng hốt giữa bầy lang sói
đưa
tay níu mặt trời thử hỏi
có
còn ánh sáng nữa hay không
tao
về thăm mầy ngồi trên bờ sông
dòng
sông ngăn chặn thành đập nước
con
chim bói cá miệt mài chưa bắt được
ngơ
ngác nhìn nhau nghĩ mà buồn
quán
nhậu quanh bờ, sương chiều đã buông
trên
mặt bàn những chai bia kêu khát
dưa
chua, củ kiệu nằm im nghe nhạc
đôi
chân dài, quần ngắn – đứng xơ rơ
bia
lạnh cụng nhau sóng vỗ bờ
nhớ
một thời dầm dề rượu đế
rượu
cây lý, rượu ngô, rượu mì bất kể
cơm
độn không đủ ăn vẫn “xỉn” như thường
quăng
súng đầu hàng trở về làm vườn
quăng
súng đầu hàng trở thành tội phạm
gặp
lại nhau đây vẫn còn chưa dám
nói
ra sự thật và những ước mơ
những
đứa con chúng ta không còn trẻ thơ
tóc
bọn chúng bắt đầu lâm râm bạc
uống
rượu với cháu con ân tình chưa nhạt
cảm
ơn đất trời sông núi mãi tươi xanh
gặp
lại nhau đâu nhắc chuyện quân hành
trong
ly rượu sóng kình giông gió bão
giữa
yên bình mà tâm hồn lơ láo
chiến
trường xưa ẩn nấp dưới thời gian
gặp
lại nhau chúng ta không thở than
không
oán hận, van xin hay kể lể
bước
chân đi giữa muôn vàn dâu bể
lòng
vẫn vui xen lẫn chút tự hào
ai
công hầu, ai khanh tướng – chẳng sao
miễn
giữ được mảnh giang san gấm vóc
miễn
giữ được khí anh hùng dân tộc
bốn
ngàn năm dựng nước của cha ông
tình
bạn hữu còn thấm mãi trong lòng
ai
nói ngược, ai nói xuôi – mặc kệ
dù
tuổi đời chúng ta đà bóng xế
có
chết đi, không có nghĩa là quên
chết
nghĩa là: sống mãi với tuổi tên
sống
trong lòng những lớp người đang sống
dù
bức tử giữa trời cao đất rộng
bản
án nào cũng đích đáng cho kẻ gian tham
sống
bất cứ nơi đâu cũng phải làm
xa
quê hương là điều không ai muốn
hơi
thở ra còn vương mùi phèn ruộng
gió
còn chướng lên rát mặt tha nhân
xin
cảm ơn đã tiếp đãi ân cần
ly
rượu trắng hay ly bia nồng ấm
không
đắng ngét nơi phương trời xa thẳm
uống
một mình nhỏ lệ nhớ anh em.
Vơi Đầy Với Tiếng Thơ
Cầm
cái phôn: bấm bấm số này
đêm hôm khuya khoắc bạn
đến ngay
vài chai bia nhỏ như đồ bỏ
đôi cánh
chim rừng thoải cánh bay
hai
thằng bạn tù vừa mới gặp
mà
lòng đã chín tự bao giờ
chẳng
có con đường nào thẳng tắp
tâm
sự vơi đầy với tiếng thơ
gặp
bạn một lần đã ngàn năm
cho
dù viễn xứ có xa xăm
trong
ngoài mặc kệ – luôn kề cận
cuộc
sống hơn nhau ở tấm lòng
ngày
đi bận rộn chẳng một lời
Mẹ
già chín chục rồi bạn ơi
nhói
lòng nước mắt thi nhau rớt
từng
bước tang thương tím ngất trời
thời
gian gấp gáp – xin đừng giận
quên
gọi – chưa hẳn là đã quên
tằm
thơ một kiếp sao lận đận
gió
cuốn – triền đời đứng chênh vênh.
Vẫn Còn Chút Quà Xuân
Trời đã cạn năm, hoa mở ngõ
nặng nề từng khắc – chuyến xe qua
hồn quê một thuở còn nguyên đó
dù muốn dù không cũng ruột rà
*
ngày nao ôm súng – đi gìn giữ
lội khắp trận tiền lửa đạn bay
mịt trời khói súng trùm công sự
ngữa cổ uống tràn bình rượu cay
nón
lá nghiêng – chao đời nón sắt
giày
saut, thép súng chợt mềm lòng
đọng
buổi tiễn đưa trời rây rắc
giọt
nước nguồn rơi – rơi nhớ mong
đàn
khảy đêm xuân xua tiếng pháo
rừng
lau im lặng nghe tình ca
chẳng
sóng mà sao dông gió bão
chiến
chinh hề – xa vẫn còn xa
cuối
năm trời đất rùng mình chuyển
xuân
nhớ nhân gian lững thững về
ghìm
súng một thời nơi chiến tuyến
say
nằm trận địa có ai chê
say
đâu cớ chi không cầm súng
bỏ
mặc non sông với gió mây
không
khóc mà tận lòng ướt sũng
ngàn
năm ôm hận nỗi sầu lây
*
hồn
quê một thuở còn nguyên đó
Lây
lất – lính già xót núi sông
đôi
nạng mặt đường khuya khoắc gõ
âm
thanh khô khốc tủi trong lòng
tao
biết mầy mò về chiến địa
tìm
thằng nằm xuống tận năm xưa
gom
lại – nén nhang – tình với nghĩa
đồng
đội nhớ nhau đâu có thừa
lính
trận – thương những thằng lính trận
ai
bỏ chạy đi – mặc chạy đi
chuyện
đời đen trắng hơi đâu giận
chinh
chiến – thân trai phải biết lỳ
năm
mới trở về thăm chốn cũ
chút
quà xuân mọn – tấm lòng tao
nỗi
nhớ bạn xưa còn ấp ủ
nắng
xuân hy vọng mãi tươi màu
sóng
vỗ rượu tràn – lên vết sẹo
đã
lành, cốt tủy vẫn còn đau
tuổi
nhiều lọm khọm – gân còn dẻo
đủ
sức nâng ly chúc: “ khỏe giàu”
mấy
chục năm qua đời mỗi ngả
dặm
ngàn quan ải bỏ sau lưng
những
thằng vất vưởng không mồ mả
người
lính hy sinh khổ quá chừng
ôn
lại tháng ngày chinh chiến cũ
non
xanh nước biếc vẫn còn đây
mẹ
già suốt một đời lam lũ
xấu
hổ thân trai một kiếp này
trời
đã cạn năm hoa mở ngõ
nặng
nề xe chở vạn niềm thương
bồn
chồn con én nương theo gió
cuồn
cuộn theo sau đám bụi đường.
Gửi Thằng Ngồi Trên Lô Cốt
Cái
lô cốt một thời lửa khói
Lỗ châu mai xả đạn
vào nhau
Nhắm mắt; nhắm mũi bắn rào rào
Tan
khói súng – còn lại nỗi đau
Mầy
bỏ mười năm
Gánh đời trai đi cải tạo
Tao
cũng như mầy
Bảy năm thèm: Hạt-gạo-đứt-hơi
Mầy
bẻ viết quẳng lên trời
Vác cuốc – mò cơm
Vắt
mồ hôi bón lúa
Tao có hơn gì đâu – Khiết ơi
Cũng
lang thang đầu đường – chợ búa:
Vá xe, đạp xích
lô…
Tao
thương mầy về ngồi trên lô cốt
Chắc
mầy cũng như tao
Chợt
nhớ thuở sông hồ
Thuở
“Hồ trường” tung hê ngang dọc
Những
lúc buồn độc ẩm – Tao cười khì
Mà
sao nghe như là tiếng khóc
Mầy
có nhớ không
Tao
nhớ lắm – đồng đội một thời lăn lóc
Nhớ
nước ngọt dòng sông
Tưới
vườn thơ ấu
Từng
lớp phù sa ướp lớn thành người
Mầy
về ngồi trên lô cốt
Sao
mầy không chịu mở miệng ra cười
Tại
sao vậy hử
Hàng
cây xanh um mọc trên quá khứ
Tao
biết mầy buồn
Thằng
nằm vất vưởng đâu đây
Thằng,
theo gió mây nguồn
Thằng
“lang bạc kỳ hồ”
Nằm
chèo queo nơi xứ lạ
Giọt
nắng chiều rơi qua kẽ lá
Tao
thấy mầy xót đau
Tao
ngồi đây
Nhớ
da diết hàng cau
Hoa
cau trắng – như đôi bàn tay trắng
Dáng
mẹ lom khom
Trên
bến sông vắng lặng
Đưa
con đi – chẳng thấy quay về
Thư
cho mầy, thằng đệ Khiết
Trong
lòng tao hả hê
Bởi mầy về ngồi trên lô cốt
Cái
lô cốt “nhốt” tuổi đời bồng bột
Viết thư
tình trên lưng chiếc ba lô.
Trang Y Hạ
Đêm
Nghe
Thằng
Bạn
Tù
ngâm
Thơ
Đêm
yên lặng, ngoài trời sương rất lạnh
thân ly hương
dây rún cắt thuở nào
mở cửa sổ nhìn ra ngoài
ảo não
chờ bao lâu mới thấy ánh trăng sao
cho
thằng nằm lại đây trên núi cao
thơ
mầy viết mười năm tù rên siết
cái
U sắt cùm người trai đất Việt
đày
mười năm không biết tội tình chi
tao
cũng như mầy từ năm ấy ra đi
mà
đâu biết tra chân vào lao lý
cuộc
chiến đấu qua phần tư thế kỷ
để
bây giờ – vứt tuổi trẻ lên non
giọng
mầy ngâm mà lòng tao héo hon
ngâm
như khóc đoạn đời tù cay đắng
ngâm
cho tan những ước mơ thầm lặng
ngâm
cho thằng nằm hận giữa “Trường Sơn”
đêm
yên lặng tao càng đau đớn hơn
bão
quá khứ dội về cay đôi mắt
giọng
Miền Nam, mầy ngâm nghe khàn đặc
mà
sao hay đến đứt ruột, đứt gan
tao
cũng như mầy ôm nỗi sầu chứa chan
ly
rượu đắng không xóa đi tủi nhục
nghe
mầy ngâm mà lòng tao thôi thúc
gặp
anh em – sờ… lại vết thương đau
giọng
mầy ngâm thấm ngọn tóc ngả màu
gió
Trường Sơn – hồn ai về thưởng thức
điếu
thuốc lào rít thắt đau lồng ngực
nhả oan hờn cuồn cuộn giữa non xanh.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét